Những món ăn nhất định phải có trong mâm cơm nếu muốn tăng cường miễn dịch phòng chống Covid-19

Dưới đây là những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả.

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là khả năng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Sức đề kháng được chia thành 2 loại: tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Sức đề kháng tổng hợp là sức đề kháng cơ thẻ có được từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và tập thể dục thể thao thường xuyên.

Chế độ ăn tăng đề kháng, phòng chống Covid-19

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lí là yếu tố quan trọng đầu của việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Một bữa ăn hàng ngày phải có đầ đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất.

Để nâng cao sức đề kháng hiệu quả thì chúng ta cần phải ăn thêm nhiều hoa quả và rau xanh kèm với uống tối thiệu 1,5 lít nước mỗi 1 ngày, đồng thời tập thể dục đều đặn.

Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, bữa ăn hàng ngày mọi người cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, cụ thể như sau:

  • Cung cấp đầy đủ chất đạm (protein) vào cơ thể, vì protein nguyên liệu chính để tạo nên các kháng thể. Cần bổ sung thực phẩm giàu protein từ cả thức ăn từ động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa…) và từ thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).
  • Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A; C; D; E; Sắt; Kẽm; Selen, đây là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Tăng cường sử dụng một số thực phẩm có chứa nhiều các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển… giúp kích thích hệ thống miễn dịch thông qua kích hoạt các cytokin, hoạt hóa đại thực bào để thực hiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm giàu flavonoid như: các loại rau gia vị, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh…
  • Thực hiện bổ sung vi chất dinh dưỡng (viên đa vi chất dinh dưỡng, hoặc sản phẩm dinh dưỡng có chứa vi chất sắt, kẽm, vitamin A, D, E…) nếu khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng nói trên, hoặc khi cơ thể được bác sỹ dinh dưỡng chẩn đoán là bị thiếu vi chất dinh dưỡng.
Mục nhập này đã được đăng trong Chưa phân loại. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *