Đời sống

Tuyên truyền phòng, chống ma túy cho người dân sống ở biên giới và vùng dân tộc thiểu số

(Chinhphu.vn) – Mục tiêu là nâng cao nhận thức của người dân sống ở biên giới và vùng dân tộc thiểu số hiểu, tránh xa và cùng chung tay phòng, chống tội phạm về ma túy và các tệ nạn khác.

Tuyên truyền phòng, chống ma túy cho người dân sống ở biên giới và vùng dân tộc thiểu số

Tại Cà Mau, báo cáo viên giới thiệu, trao đổi với các đại biểu chuyên đề về công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy…

Bồi dưỡng kiến thức về phòng, chống ma túy cho người đồng bào dân tộc thiểu số

Phòng Dân tộc TP. Cà Mau vừa tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phòng, chống ma túy cho cán bộ làm công tác dân tộc, công tác tuyên truyền ở địa phương; cán bộ ấp, khóm, xã, phường, người có uy tín, lực lượng nòng cốt vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố.

Nội dung tập huấn là phổ biến nội dung các luật, văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc; công tác phòng, chống ma túy; các hoạt động, gương điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả phòng, chống ma túy và chống trồng, tái trồng cây có chứa chất ma túy trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Lồng ghép tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá thực trạng về tệ nạn ma túy và công tác phòng, chống ma túy trong vùng dân tộc thiểu số, kịp thời phát hiện không để bọn tội phạm lợi dụng ẩn náu, kích động, dụ dỗ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia sử dụng, vận chuyển, buôn bán ma túy.

Tại buổi tập huấn, Báo cáo viên Nguyễn Duy Trường – Trưởng phòng Tuyên truyền Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, giới thiệu, trao đổi với các đại biểu chuyên đề về công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy do tác động của tình hình tội phạm về ma túy trong khu vực và trong nước, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau từng lúc diễn biến phức tạp. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm về ma túy tinh vi, xảo quyệt và thường xuyên thay đổi địa điểm giao nhận ma túy…

Cùng với đó, Báo cáo viên Nguyễn Duy Trường cũng đưa ra một số giải pháp phòng, phòng chống và cai nghiện ma túy trong thời gian tới như: Nêu cao trách nhiệm của phụ huynh trong quản lý con em mình. Đồng thời, giáo dục thanh thiếu niên lý tưởng sống, làm những việc có ích cho xã hội, tránh xa những trò chơi trụy lạc, sa đọa.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với các phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới, gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị, trường học không có tội phạm ma túy và người nghiện ma túy, triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết liên tịch, chương trình hành động liên ngành đã ký kết giữa Công an với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần phòng ngừa, kiểm soát, đấu tranh hiệu quả với tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh.

Tham gia lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố, nhiều người dân đã nhận biết được các chất ma túy, tác hại từ việc nghiện ma túy, biết được các chế tài hình sự trong việc sản xuất, tàng trữ trái phép, tội vận chuyển, tội mua bán và đặc biệt là sử dụng chất ma túy là nguy hại đến bản thân, gia đình và xã hội. Qua đó có ý thức tránh xa, bài trừ ma túy ra khỏi xã hội. Đồng thời hiểu thêm rất nhiều về tác hại của ma túy, qua đó, có ý thức tránh xa ma túy, đồng thời giáo dục con cái, tuyên truyền cho bạn bè, gia đình để góp phần vì một xã hội tốt đẹp hơn giảm thiểu tệ nạn xã hội.

Hiện nay, trên địa bàn phường 1, TP. Cà Mau có nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau. Trong đó, phần đông là dân tộc Kinh; dân tộc Khmer có 198 hộ gồm 779 khẩu, dân tộc Hoa có 214 hộ gồm 905 khẩu, ngoài ra còn người dân tộc Tày, Mường…

Người dân sống ở khu vực biên giới nâng cao cảnh giác, không để tội phạm lôi kéo, xúi giục

Từ ngày 5 đến 14/6, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thuộc Sở Tư pháp tỉnh Sơn La phối hợp với các đồn Biên phòng thuộc BĐBP Sơn La đã tổ chức tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân tại 17 xã biên giới của tỉnh.

Tuyên truyền phòng, chống ma túy cho người dân sống ở biên giới và vùng dân tộc thiểu số

Một buổi tuyên truyền trợ giúp pháp lý tại bản Nà Dạ, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La

Khu vực biên giới của tỉnh Sơn La gồm có 17 xã biên giới thuộc 6 huyện, trong đó có 264 bản với 8 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống (Thái, Kinh, Mông, Xinh Mun, Lào, Khơ Mú, Mường, Tày). Mặc dù những năm gần đây đời sống mọi mặt của nhân dân khu vực biên giới trong tỉnh đã được nâng cao đáng kể, nhưng mặt bằng chung về hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật của quần chúng nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế.

  • Đợt tuyên truyền lần này tập trung vào hướng dẫn người dân thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý; các lĩnh vực, hình thức được trợ giúp; tuyên truyền về Luật Phòng chống ma túy, Luật Biên giới quốc gia, Luật Hôn nhân và gia đình; hướng dẫn quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm; nâng cao cảnh giác không để kẻ xấu lôi kéo, xúi giục, kích động gây mất khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân – dân; tư vấn, hướng dẫn, giải đáp pháp luật tại chỗ cho người dân có ý kiến vướng mắc như về tranh chấp đất đai; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; các quy định về vi phạm hành lang an toàn giao thông…

Trong các buổi tuyên truyền, cán bộ các cơ quan, đơn vị còn tổ chức cấp phát hơn 3.000 tờ gấp pháp luật cho người dân tìm hiểu, nghiên cứu.

Thông qua các buổi tuyên truyền giúp cho nhân dân nâng cao nhận thức về pháp luật; hạn chế mức thấp nhất việc vi phạm pháp luật do vô thức, thiếu hiểu biết, đặc biệt là nêu cao tinh thần cảnh giác, vạch trần âm mưu, thủ đoạn, đấu tranh với những luận điệu tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục của các thế lực thù địch hiện nay.

Vĩnh Hoàng (t/h)

Trích nguồn : tiengchuong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT CÙNG TÁC GIẢ

Back to top button