Kỷ tử, Cách sử dụng và một số bài thuốc dân gian từ câu kỷ tử

Câu kỷ tử là gì?

Câu kỷ tử thường được gọi là “kỷ tử”, trong y học kỷ tử có tên khoa học là Lycium barbarum L. với dạng quả mọng có màu sắc đỏ cam tươi khi thu hái. Quê hương của loài thảo dược này bắt nguồn từ Trung Quốc và được sử dụng phổ biến qua nhiều thế hệ ở các nước Châu Á.

Từ xưa đến nay, kỷ tử được các thầy thuốc “chọn mặt gửi vàng” để hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe như sốt, tiểu đường, huyết áp cao và cải thiện các vấn đề về mắt do tuổi tác.

Cách sử dụng kỷ tử cũng vô cùng đa dạng, dễ dàng khi có thể ăn sống, nấu chín hay sấy khô và thảo dược còn có sự góp mặt trong các loại nước trái cây, trà thảo mộc, rượu thuốc.

Dung Cau Ky Tu

Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống

Những thành phần dinh dưỡng chứa trong thảo dược câu kỷ tử

Lý do câu kỷ tử được đánh giá cao vì thảo dược này chứa một nguồn dinh dưỡng lớn với các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như:

  • Chất đạm: Thành phần góp phần gia xây dựng mô và tế bào trong cơ thể con người.
  • Chất béo: Chất béo lành mạnh từ kỷ giúp cơ thể có một nguồn năng lượng để hoạt động.
  • Chất xơ: Một chế độ ăn tốt cho sức khỏe thì không thể bỏ qua chất xơ để giúp cho việc tiêu hoá thức ăn được dễ dàng.
  • Đường: Kỷ tử cung cấp lượng đường có lợi cho sức khỏe như nguồn năng lượng dồi dào.
  • Sắt: 70% sắt có trong tế bào hồng cầu – một loại tế bào máu có thành phần chính là “Hemoglobin”. Sắt góp phần tạo nên hemoglobin giúp vận chuyển oxy trong cơ thể.
  • Vitamin A  vitamin C: Kỷ tử cung cấp nguồn vitamin A và C đóng vai trò quan trọng để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ cơ thể trước các chất gây oxy hóa.

Khu vực phân bố kỷ tử

Kỷ tử xuất hiện nhiều ở các nước khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản … Nước ta thường phải nhập khẩu từ Trung Quốc về để đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người. Và thời gian gần đây, nhân dân vùng núi phía Bắc đã trồng được và bắt đầu lấy quả làm thuốc.

Thu hái và chế biến kỷ tử

Thu hái vào tháng 8 đến tháng 10 hằng năm, lúc đó quả đã chín chuyển sang màu đỏ. Có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành, sau 3 năm là có thể thu hoạch được.

Sau khi hái về, đem đi rửa sạch sau đó phơi khô trong bóng râm đến khi vỏ bắt đầu nhăn lại thì mới đem ra ngoài nắng phơi tiếp. Hạt kỷ tử sấy khô, tán bột hoặc dùng quả tươi để ngâm rượu, có nhiều hình thức và cách thức sử dụng khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của mỗi người.

Kỷ tử có tác dụng gì?

Với thành phần hoạt chất nhiều như vậy thì tác dụng mà kỷ tử mang lại tất nhiên là vô cùng to lớn, sau đây là một số công dụng điển hình:

Kỷ tử có tác dụng giúp giảm cân

Sử dụng 10gram quả khô, ½ trái kiwi, 1 quả chanh, 300 ml nước khoáng. Thực hiện dùng chanh vắt lấy nước, các nguyên liệu đem bỏ vào máy xay nhuyễn cùng với chút đá lạnh. Như vậy là có thức ăn uống cực ngon và đầy đủ các chất dinh dưỡng mà vẫn giảm cân được quả thật là tuyệt vời.

Kỷ tử giàu chất dinh dưỡng và có lượng calo rất thấp, vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng để đưa vào chế ăn kiêng là rất phù hợp. Lượng đường thấp khiến người ăn cảm thấy no và không thèm, ngoài ra còn có chất xơ giúp bảo vệ vòng eo khỏi sự tấn công của mỡ thừa.

Kỷ tử có tác dụng tăng cường thị lực

Chất oxy hóa Zeaxanthin có hàm lượng cũng khá cao trong kỷ tử, bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím, các gốc tự do. Ngoài ra đây là biện pháp điều trị cho những người lớn tuổi bị thoái hóa điểm vàng.

Kỷ tử có tác dụng chống trầm cảm, giảm lo âu, căng thẳng

Không chỉ có vitamin B, C mà kỷ tử còn chứa cả mangan và chất xơ. Tất cả các thành phần của chất dinh dưỡng này làm tăng năng lượng tích cực. Bên Trung Quốc sử dụng loại quả này vào các bài thuốc Đông y chống trầm cảm, căng thẳng, rối loạn lo âu và nhiều cảm xúc khác.

Kỷ tử có tác dụng cải thiện khả năng tình dục

Các bác sĩ hay sử dụng kỷ tử để thay thế phương thuốc điều trị rối loạn cương dương. Nó có lịch sử lâu dài với nhiệm vụ hỗ trợ sinh sản. Ngoài ra còn có khả năng:

  • Cải thiện nồng độ testosterone
  • Tăng khả di chuyển và số lượng tinh trùng
  • Cải thiện khả năng tình dục
  • Kéo dài thời gian cương cứng và phản ứng xuất tinh

Kỷ tử có tác dụng thải độc gan, mát gan

Muốn lá gan và thận khỏe mạnh, hỗ trợ hồi phục sức khỏe, đào thải độc tố thì hãy pha bình trà kỷ tử long nhãn sau đây:

  • Chuẩn bị: trà, mật ong, táo tàu khô, quả kỷ tử khô, nước đun sôi
  • Thực hiện: Bỏ trà vào ấm, tráng trà qua nước sôi 1 lần. Cho tất cả nguyên liệu còn lại vào bình, đổ nước sôi vừa ngập bình đậy kín nắp lại để từ 5 đến 10 phút. Sau đó rót ra ly và thưởng thức, nếu muốn ngọt hơn thì có thể thêm một ít mật ong.

Ky Tu 450

Nguồn: ĐôngTrùngTâyTạng

Kỷ tử có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch

Việc ngăn ngừa cúm là rất cần thiết, nó luôn đi đôi với việc tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng kỷ tử để tăng cường hiệu quả vắc xin cúm. Đây là biện pháp rất hữu ích, biện pháp tiêm phòng không phải lúc nào cũng bảo vệ cơ thể bạn khỏi sự tấn công của virus.

Kỷ tử có tác dụng làm đẹp da

Với việc mụn xuất hiện, ngoài việc sử dụng các sản phẩm, chiết xuất, tinh dầu chăm sóc da thì nên sử dụng thêm kỷ tử để hiệu quả điều trị nhanh chóng và giảm nguy cơ mụn tấn công đột ngột.

Chuẩn bị nguyên liệu 15gram quả kỷ tử, nước đun sôi. Thực hiện rửa sạch quả, cho kỷ tử vào bình rót nước sôi vào, ngâm trong 15 đến 20 phút, sau đó rót ra ly và thưởng thức.

Ngoài việc sử dụng nước uống kỷ tử thì có thể ăn trực tiếp hoặc nghiền nhỏ quả kỷ tử và trộn với sữa chua sau đó đắp hỗn hợp lên mặt để cải thiện da, để trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại với nước lạnh.

Kỷ tử rất giàu vitamin C, axit amin và β-carotene. Những chất này giúp cải thiện sự hiện diện của sắc tố, làm cho làn da mịn màng và trở nên sáng hồng.

Kỷ tử có tác dụng hỗ trợ giảm đau

Với nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn kỷ tử giúp đẩy lùi vài cơn đau ví dụ như đau nhức xương khớp. Tuy nhiên vẫn còn rất ít tài liệu để chứng minh hiệu quả của kỷ tử trong việc hỗ trợ điều trị giảm đau.

Kỷ tử có tác dụng giúp tóc nhanh dài

Nguyên nhân rụng tóc có thể đến từ việc bạn đang thiếu đi dưỡng chất vitamin A. Đây là chất có khả năng tăng cường khả năng lưu thông máu trên cơ thể và da đầu, ngăn ngừa tình trạng tóc yếu gãy rụng, kích thích tăng trưởng tóc. Ngoài vitamin A thì trong kỷ tử còn có cả vitamin C – chất giúp hấp thu sắt, khi có lượng sắt lớn thì giúp tóc phát triển cực tốt.

Kỷ tử có tác dụng cải thiện sức khỏe lá phổi

Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng sử dụng kỷ tử sau 4 tuần thì tình trạng viêm phổi đỡ đi rất nhiều, tăng hoạt động bạch cầu chống lại các bệnh như cúm, hen suyễn …

Kỷ tử có tác dụng điều chỉnh huyết áp

Kỷ tử được đánh giá cao trong việc điều trị tăng huyết áp do có chứa hợp chất polysaccarit. Thành phần này cũng được áp dụng nhiều trong bài thuốc y học cổ truyền giúp ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến huyết áp.

Câu Kỷ Tử Là Gì, Tác Dụng Và Cách Dùng Tăng Cường Sinh Lý

Nguồn: NhàThuốcAnKhang

Cách sử dụng và một số bài thuốc dân gian từ câu kỷ tử

Tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu sử dụng mà có thể chế biến câu kỷ tử theo những cách khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Tăng cường 5inh lý:

  • Ngâm r.ượu đông trùng hả thảo kỳ tử uống hằng ngày (mỗi ngày không quá 10ml).
  • Nhai vào mỗi buổi tối, sau bữa ăn trong vòng 1 – 3 tháng sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Cải thiện thị lực:

  • Câu kỷ tử giã lấy nước, lọc bỏ cặn.
  • Dùng vải mềm thấm phần nước vừa giã rồi nhúng vào khóe mắt. Ngày làm 1-2 lần, khoảng 3 ngày là sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bồi bổ, chống đau lưng:

  • Tán nhuyễn câu kỷ tử với Hoang tinh rồi vo thành viên 12gr.
  • Mỗi ngày uống 2 viên, chia thành 2 lần sáng tối.
  • Uống với nước ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất với dạ dày.

Trên đây là các bài thuốc mà chúng tôi sưu tầm được, nếu bạn có thắc mắc có thể liên hệ để được tư vấn hotline 0968.60.61.69, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để mang lại hiệu qua cao khi sử dụng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt tùy theo sản phẩm

Lưu ý, kiêng kị khi dùng quả kỷ tử

Nắm được những lưu ý khi dùng kỷ tử sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Không nên dùng câu kỷ tử trong một số trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng, người có tính hàn, tùy vị hư yếu thì không nên sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Người sốt cao, người bị bệnh tiểu đường, có thể gây dị ứng, người bị tiêu chảy kéo cũng không nên dùng vì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Mục nhập này đã được đăng trong Chưa phân loại. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *