Nuôi con khỏe

Sâu răng ở trẻ nhỏ và cách phòng ngừa hiệu quả

Sâu răng ở trẻ nhỏ là bệnh răng miệng phổ biến nhất. Nếu không điều trị, sâu răng có thể gây ảnh hưởng xấu theo thời gian và gây ra các biến chứng xấu. Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp phòng ngừa sâu răng tốt nhất ở tất cả mọi lứa tuổi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất tần tật những kiến thức về sâu răng và cách phòng ngừa hiệu quả cho bé.

Sâu răng ở trẻ nhỏ và cách phòng ngừa hiệu quả

Nguyên nhân sâu răng ở trẻ nhỏ

Sâu răng ở trẻ nhỏ và cách phòng ngừa hiệu quả

Sâu răng xảy ra do sự tích tụ của mảng bám răng trong miệng dẫn đến làm hỏng cấu trúc răng theo thời gian.

Cấu trúc răng có thể bị hỏng vĩnh viễn theo thời gian, dần dần tạo ra các lỗ hổng trên răng, đó là sâu răng.

Để phòng ngừa sâu răng hiệu quả, điều cần làm là ngăn chặn mọi nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ sâu răng. Vậy, nguyên nhân dẫn đến sâu răng bao gồm:

  • Không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây sâu răng. Thức ăn, mảng bám còn đọng lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công gây sâu răng.
  • Trẻ bú sữa hoặc ăn đồ ngọt nhiều lần trong ngày, thức ăn sẽ bị vi khuẩn phân hủy tạo acid. Men răng tiếp xúc với acid trong thời gian dài sẽ bị bào mòn, tổn thương gây sâu răng.
  • Trẻ có thói quen bú sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ mà không vệ sinh răng miệng.
  • Trẻ thiếu nước bị khô miệng cũng là một nguyên nhân dẫn đến sâu răng bởi vì nước bọt có tác dụng rửa sạch một phần các vi khuẩn, thức ăn và mảng bám trong miệng.

Triệu chứng sâu răng ở trẻ

Triệu chứng chính của sâu răng là lỗ thủng trên răng, kích thước có thể phụ thuộc vào mức độ sâu răng. Có thể sâu răng xảy ra mà không có thêm bất kỳ triệu chứng nào. Trong trường hợp các triệu chứng khác xảy ra, các triệu chứng ấy có thể gồm:

  • Đốm trắng, xám, nâu hoặc đen trên răng
  • Cảm giác đau răng, đau ngay cả khi không ăn. Đau ê ẩm khiến bé khó chịu, quấy khóc, bỏ bú.
  • Hôi miệng là tình trạng hay gặp ở những bé sâu răng.

Nếu không điều trị, vi khuẩn có thể lây lan đến các mô mềm hơn bên trong răng làm tăng tốc độ sâu răng và làm cho tình trạng đau răng trở nên tồi tệ hơn. Một số biến chứng có thể xảy ra nếu tình trạng sâu răng trở nên nặng hơn như:

  • Thối tủy
  • Nhiễm trùng

Nếu mẹ phát hiện ra bé có những triệu chứng trên, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa, thăm khám để xác định mức độ sâu răng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Các biện pháp được dùng để điều trị sâu răng ở trẻ

Sâu răng ở trẻ nhỏ và cách phòng ngừa hiệu quả

Tùy vào mức độ sâu răng mà có biện pháp điều trị phù hợp nhất. Một số biện pháp điều trị sâu răng ở trẻ như:

  • Bổ sung Fluoride
  • Trám răng
  • Nếu sâu răng đã lan đến tủy thì cần lấy tủy răng trước khi trám.
  • Nếu răng bị hỏng không thể hồi phục có thể phải nhổ răng. Nếu là răng sữa thì sẽ mọc lại còn không, bé có thể mất răng vĩnh viễn, phải thay răng giả.

Để điều trị tốt nhất, bố mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ để được thăm khám và tiến hành điều trị. Sâu răng tưởng như đơn giản nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ. Đặc biệt là răng rất khó hồi phục lại. Vậy nên, việc vệ sinh phòng ngừa sâu răng là cần thiết và nên làm nhất.

Các biện pháp phòng ngừa sâu răng cho trẻ ngay từ khi sơ sinh

Sâu răng ở trẻ nhỏ và cách phòng ngừa hiệu quả

Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng sâu răng cho con bằng cách làm theo các phương pháp được gợi ý dưới đây:

  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Bạn nên dùng gạc hoặc dụng cụ rơ miệng để vệ sinh răng miệng cho con ngay khi bé chưa có cái răng nào.
  • Đối với trẻ đã biết tự vệ sinh răng miệng, mẹ hãy cho bé đánh răng ít nhất ngày 2 lần và hướng dẫn bé đánh răng đúng cách.
  • Không để trẻ vừa ngủ vừa bú bình hay không vệ sinh răng miệng trước khi ngủ: Điều này nhằm tránh cho răng của bé tiếp xúc với đường dẫn đến
  • Súc miệng thường xuyên: Hãy cho bé súc miệng sạch sẽ sau khi con ăn, ti sữa hay uống các loại đồ uống có đường.
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều đường: Không cho bé ăn quá nhiều thực phẩm có đường, đồ ăn chiên rán.
  • Đưa bé đến gặp nha sĩ thường xuyên để thăm khám và phát hiện kịp thời nếu bé bị sâu răng cũng như các bệnh răng miệng khác.

Đối với trẻ sơ sinh, việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn vì bé ít hợp tác. Sử dụng gạc răng miệng Dr.Papie rơ lưỡi cho bé ngày 1-2 lần để phòng ngừa sâu răng và các bệnh răng miệng tốt nhất.

Sâu răng ở trẻ nhỏ và cách phòng ngừa hiệu quả

Gạc răng miệng Dr.Papie có:

  • Chất liệu: Polyester mềm mịn, không gây bụi vải, an toàn cho trẻ từ sơ sinh.
  • Thiết kế: hình ống vừa ngón tay trỏ giúp mẹ dễ dàng thao tác khi rơ lưỡi cho bé. Gạc còn được dệt hình lượn sóng giúp đánh bay các mảng bám một cách tối đa.
  • Đặc biệt, gạc răng miệng Dr.Papie được tẩm 4 loại dịch kháng khuẩn chống nấm, ngừa sâu răng vượt trội: NaCl, NaHCO3, Xylitol, Dịch chiết lá hẹ giúp hiệu quả bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ tốt nhất.

Sâu răng ở trẻ nhỏ tưởng đơn giản nhưng lại khá nguy hiểm và phức tạp. Vậy nên bố mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ khi sơ sinh để đảm bảo sức khỏe răng miệng trẻ được tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button