Đời sống

Cách chữa bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Bênh tưa lưỡi là bệnh răng miệng hay gặp ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh đến vài tháng đầu đời. Bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ hay còn được gọi là nấm miệng vì gây ra bởi nấm, vi khuẩn. Tuy không khó điều trị nhưng lại thường tái đi tái lại nhiều lần làm các mẹ phải đau đầu. Bài viết dưới đây giải thích cho các mẹ hiểu rõ hơn về tưa lưỡi và làm sao để chữa nấm miệng mà không bị tái đi tái lại.

Cách chữa bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ là gì?

Nấm miệng là một bệnh nhiễm trùng nấm men tại khoang miệng  rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó gây kích ứng trong và xung quanh miệng của em bé dẫn đến tình trạng các đốm trắng hoặc mảng trắng tập trung, bám chắc chắn ở miệng bé.

Nấm miệng thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khi nấm lan tỏa, xâm lấn sang những cơ quan khác hoặc xuất hiện ở những người bị suy giảm miễn dịch.

Tuy nhiên nếu được điều trị sớm, đúng cách thì không đáng lo ngại. Điều đáng lo ngại là nấm dễ tái phát nếu bố mẹ không xử lý đúng cách.

Nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Cách chữa bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Các loài thuộc chi Candida có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh răng miệng, bao gồm C.albicans, C.glabrata và C.nhiệt đới. Trong đó, Candia albicans là phổ biến nhất gây nấm miệng, chiếm 70% đến 80%. Candida là một loại nấm có thể tồn tại trong cả pha nấm men (blastospore) và pha hyphal nên  khả năng lây lan, tồn tại và gây bệnh cao.

Thông thường nhất, trẻ sơ sinh mắc phải Candida trong khi đi qua âm đạo hoặc sau sinh. Nếu có biện pháp phòng ngừa, vệ sinh răng miệng phù hợp thì có thể ngăn chặn sự lây lan và phát triển của nấm. Còn nếu không, nấm sẽ sinh sôi và tấn công khoang miệng của trẻ gây ra các triệu chứng.

Một số yếu tố nguy cơ tạo điều kiện cho nấm miệng phát triển ở trẻ:

  • Hay dùng ti giả, núm vú giả.
  • Thói quen bú sữa đêm.
  • Không vệ sinh răng miệng cho bé hằng ngày, đúng cách.
  • Bé dùng kháng sinh hoặc mẹ dùng kháng sinh trong thời gian cho con bú.

Triệu chứng khi bé bị nấm miệng

Cách chữa bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

  • Các triệu chứng của nấm miệng có thể từ không có triệu chứng đến đau miệng, cảm giác nóng rát trên niêm mạc và lưỡi hoặc khó nuốt. Đối với trẻ sơ sinh các triệu chứng này khó có thể xác định được, bé có thể bỏ bú, quấy khóc.
  • Triệu chứng phổ biến và dễ xác định nhất là các mảng trắng hoặc vàng trắng và ban đỏ trên lưỡi, vòm miệng mềm và niêm mạc miệng. Các mảng bám khi cố lau sạch có thể thấy niêm mạc thô, ban đỏ và đôi khi chảy máu bên dưới. Những thay đổi trên bề mặt niêm mạc là do sự xâm lấn bề mặt bởi nấm
  • Nếu nấm lan ra những cơ quan khác như họng, cơ quan tiêu hóa, có thể gây một số triệu chứng khác như: ho, nôn trớ, tiêu chảy…

Cách chẩn đoán và điều trị tưa lưỡi

  • Tưa lưỡi thường được chẩn đoán lâm sàng hoặc xét nghiệm phát hiện tế bào nấm men khi bé không đáp ứng với điều trị hoặc bị suy giảm miễn dịch.
  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi bị tưa lưỡi thường được điều trị bằng thuốc chống nấm tại chỗ như hỗn dịch nystatin hoặc clotrimazole. Với liều dùng phù hợp từng độ tuổi nên cần được kê và hướng dẫn bởi bác sĩ. Nếu tình trạng nặng hơn, nấm đã lan đến những cơ quán khác thì bác sĩ có thể kê thuốc tác dụng trên toàn thân. Tuy nhiên, nếu dùng trong thời gian dài mà không đúng liều lượng, cách dùng thì dễ xảy ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, không còn hiệu quả khi dùng.
  • Điều quan trọng hơn hết là mẹ phải chú ý cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ. Vệ sinh răng miệng hằng ngày, đúng cách để hiệu quả chống nấm và phòng ngừa nấm tái phát là tốt nhất. Cần vệ sinh núm vú giả, bình sữa thường xuyên, để nơi khô ráo, thoáng mát tốt nhất là tiệt trùng trước khi dùng.
  • Một nguyên nhân khác của nhiễm trùng Candida miệng tái phát hoặc kéo dài là sử dụng kháng sinh thường xuyên hoặc lâu dài.
  • Cần xem xét tình trạng nhiễm khuẩn vú của mẹ.. Trong những trường hợp vũ của mẹ bị nấm, nên dùng một chất chống nấm cho núm vú của mẹ trong khi điều trị cho trẻ để hiệu quả tốt nhất.

Một trong những cách chữa tưa lưỡi ở trẻ cũng rất hiệu quả được các mẹ ưa chuộng đó là rơ lưỡi bằng dịch chiết các loại lá, dược liệu có tính kháng khuẩn, sạch nấm như:

  • Dịch chiết lá hẹ
  • Dịch chiết lá rau ngót
  • Cỏ nhọ nồi

Thích các sản phẩm từ tự nhiên vừa hiệu quả vừa an toàn cho trẻ nên gạc răng miệng Dr.Papie được các mẹ lựa chọn, tin tưởng để không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị dịch chiết mà còn tiện lợi, hiệu quả hơn nhiều.

Gạc răng miệng Dr.Papie với thiết kế hình ống tiện lợi và được dệt hình lượn sóng giúp lấy đi sạch  sẽ các mảng nấm. Hơn nữa, được tẩm sẵn 4 loại dịch chiết kháng khuẩn chống nấm: NaCl, thuốc muối NaHCO3, dịch chiết lá hẹ và xylitol giúp đánh bay tưa lưỡi đồng thời cải thiện  khả năng tự bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ. Vì vậy, Gạc răng miệng Dr.Papie dùng hằng ngày giúp loại bỏ nấm miệng, tưa lưỡi, phòng ngừa các bệnh răng miệng khác ở trẻ.

Cách chữa bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ không khó điều trị nhưng lại khó chữa dứt điểm nếu mẹ không vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách và thực hiện những biện pháp phòng bệnh. Vì vậy, mẹ cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button