Những mảng trắng, đốm trắng ở lưỡi, xung quanh khoang miệng ở trẻ sơ sinh đang là dấu hiệu điển hình của các bệnh về miệng lưỡi. Theo “truyền tai nhau” của các mẹ bỉm sữa hay gọi là “bệnh nấm miệng” hay còn gọi là bệnh tưa miệng ở trẻ.
Theo các khảo sát nhi khoa thì tỉ lệ bệnh nấm miệng ở trẻ lên tới hơn 80% các bệnh về miệng lưỡi ở trẻ sơ sinh. Thấu hiểu nỗi lo lắng của các mẹ, hôm nay Nhãn hàng Dr.Papie mời tới đây TS.BS Lê Minh Trác Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh BV phụ sản TW) để giải đáp thắc mắc liên quan tới bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh.
Câu hỏi 1: Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể giải thích cụ thể bệnh nấm miệng là gì? Và nguyên nhân do đâu?
Bệnh tưa miệng là phổ biến nhất ở trẻ dưới 10 tuần, và gây ra bởi nấm men, candida albicans. Loại nấm này phát triển và lây lan trong miệng của bé, gây nhiễm trùng tưa lưỡi.
Bệnh tưa miệng có thể không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho bé và nó có thể tự khỏi nếu mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu miệng của bé bị đau, bé có thể bỏ ăn, quấy khóc, biểu hiện bằng việc đẩy lưỡi không chịu bú mẹ. Và lúc đó bạn cần đưa bé đi khám để bác sĩ kê đơn điều trị.
Câu hỏi 2: Thưa bác sĩ, việc nhiễm nấm candida albicans là do đâu?
Tất cả chúng ta đều mang nấm candida albicans trong cơ thể. Nó cư trú trong cơ thể và không gây hại gì nghiêm trọng nhưng đôi khi có môi trường thuận lợi, cơ hội phát triển và lan rộng sẽ dẫn tới nhiễm trùng và gây tưa lưỡi.
Một số khác có thể bị nhiễm chéo bào tử nấm từ môi trường bên ngoài do ăn uống, vệ sinh không đúng cách hoặc ngay từ mẹ truyền sang con qua hành động bú sữa mẹ.
Câu hỏi 3: Nói như vậy có nghĩa là tất cả các đối tượng đều có nguy cơ bị nấm miệng. Vậy tại sao trẻ sơ sinh lại chiếm tỉ lệ cao đến vậy?
Tuy nấm candida albicans cư trú trong cơ thể, nhưng không phải lúc nào cũng phát triển gây ra bệnh. Ở người lớn, nấm chỉ hay gặp ở 1 số đối tượng cơ nguy cơ cao như: sức đề kháng kém, tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao, phụ nữ có thai, hoặc phụ nữ hay mắc các bệnh nấm âm đạo, nấm sinh dục khác.
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh bệnh nấm miệng là một bệnh phổ biến bởi vì khi đó hệ thống miễn dịch vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Bệnh tưa miệng phát triển mạnh ở những nơi ấm, ẩm, có đường, đó chính xác là điều mà miệng của bé giống như khi bú . Nhiễm trùng tưa miệng sau đó có thể truyền đến núm vú của bạn.
Bệnh tưa miệng cũng hay xảy ra ở những trẻ em đang trong đợt sử dụng kháng sinh, vì kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi mà các vi khuẩn này kìm sự phát triển của nấm candida. Hoặc ở những trẻ thường xuyên phải dùng khí dung hoặc thuốc giảm viêm chứa corticoid gây ức chế miễn dịch.
Câu hỏi 4: Vậy làm cách nào để phát hiện bé đang bị tưa miệng?
Nếu bé của bạn bị nấm miệng các mảng trắng trông giống như sữa đông hoặc phô mai thường sẽ xuất hiện trên lưỡi, nướu và ở bên trong khoang miệng.
Những mảng trắng này không dễ dàng lau đi, không giống như một lớp sữa vô hại. Nếu bạn chạm nhẹ vào những mảng trắng này sẽ thấy có “chân đế” còn nguyên và có thể chảy máu.
Theo đó, trẻ có thể xuất hiện 1 số biểu hiện như kém ăn hoặc ăn 1 thời gian ngắn, không chịu ti mẹ vì đau miệng. Nặng hơn, nấm có thể đi qua hệ thống tiêu hóa của bé xuống dạ dày, ruột… gây biểu hiện phát ban, mẩn ngứa. Phát ban thường trông là các nốt đốm đỏ hoặc trắng, và có thể lan ra các nếp gấp của da. Nếu bé có dấu hiệu của sốt: bị sốt từ 37,5 độ C trở lên (đối với bé dưới ba tháng tuổi). hoặc 39 độ C trở lên thì hãy cho bé tới bệnh viện ngay vì có thể bé đã bị nhiễm trùng khác.
Câu hỏi 5: Thưa bác sĩ, vậy có những cách nào để điều trị bệnh nấm miệng hiệu quả không?
Tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau bác sĩ sẽ có sự cân nhắc điều trị có kê đơn thuốc hay sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng để vệ sinh. Nếu nặng đôi khi bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị cùng lúc mẹ và bé do có sự lây nhiễm giữa mẹ và bé do bú vú mẹ.
Các thuốc hay được sử dụng kê đơn: kem bôi chống nấm hoặc gel thường là kháng sinh chống nấm: Miconazole hoặc nystatin, cho núm vú và miệng của em bé. Bạn cần phết một lớp kem mỏng lên núm vú sau mỗi lần cho con bú. Lau sạch núm vú ngay trước khi cho con bú. Tuy nhiên, với biện pháp này bác sĩ không ưu tiên sử dụng vì ảnh hưởng nhiều tới mẹ và bé như việc mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng.
Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé bác sĩ luôn ưu tiên dùng các sản phẩm từ tự nhiên, các dụng cụ y tế chuyên biệt dùng vệ sinh tưa lưỡi cho trẻ để đảm bảo tính an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay, tại bệnh viện Phụ sản TW có đang sử dụng thiết bị y tế là Gạc răng miệng Dr.Papie (đã được bộ y tế cấp phép trên toàn quốc) vào hỗ trợ điều trị bệnh tưa lưỡi ở trẻ. Bản thân Tôi đánh giá cao về sự tối ưu trong công thức chứa 100% từ tự nhiên đã được kiểm nghiệm chất lượng và đem lại hiệu quả trong phòng và điều trị bệnh tưa lưỡi.
Câu hỏi 7: Được nghe nói, bệnh tưa lưỡi 1 khi đã bị sẽ rất dễ bị tái phát. Vậy làm thế nào để ngăn chặn bệnh tưa miệng quay trở lại thưa bác sĩ?
Đúng vậy, tỉ lệ nấm miệng tái phát có thể lên tới 60% tổng số trẻ từng bị mắc bệnh. Việc tái đi tái lại sẽ làm cho sức khỏe của bé bị giảm sút, đồng thời đây cũng là nguyên nhân dẫn tới 1 số bệnh về nấm sau này khi trẻ lớn lên.
Thật khó để ngăn chặn bệnh tưa miệng. Đó chỉ là một trong những điều thường xảy ra với trẻ nhỏ .
Tuy nhiên, một số em bé dễ bị nhiễm trùng hơn những trẻ khác. Để phòng bệnh mẹ có thể áp dụng 1 số biện pháp dưới đây:
– Làm sạch và khử trùng núm vú, bình sữa và dụng cụ cho ăn, và các đồ chơi khác mà bé có thể cho vào miệng.
– Vệ sinh núm vú của mẹ mỗi trước khi cho con bú.
– Dùng gạc răng miệng Dr.Papie rơ lại miệng cho bé như 1 cách vệ sinh răng miệng. Điều này sẽ lấy đi hết toàn bộ lượng cặn sữa còn lại trong miệng của bé (đặc biệt với bé sử dụng sữa ngoài). Ngoài ra, việc dùng gạc răng miệng Dr.Papie còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm candida vì trong gạc có tẩm sẵn 1 số thành phần như NaHCO3 chống nấm, NaCL kháng khuẩn và dịch chiết lá hẹ cũng như xylitol phòng ngừa sâu răng ở trẻ đang mọc răng.