Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là tình trạng các mảng trắng do nấm bám chặt trên bề mặt lưỡi của trẻ gây khó chịu. Tựa lưỡi không khó điều trị nếu điều trị sớm, đúng cách. Chỉ có điều, nấm miệng dễ tái đi tái lại nên bố mẹ cần phải kiên trì. Bài viết dưới đây chỉ cho các mẹ bí quyết đánh bay tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, khiến nấm miệng không thể quay lại.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tưa miệng là gì?
- Bệnh tưa lưỡi (còn gọi là nấm lưỡi ) có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
- Một em bé bị tưa lưỡi có thể bị các mảng trắng trên môi, lưỡi hoặc bên trong má trông giống cặn sữa nhưng không thể lau sạch. Bé có thể bị nứt ở cả khóe miệng.
- Một số bé có thể lười bú, bỏ bú hoặc khó chịu vì miệng cảm thấy đau. Nhưng cũng có những trường hợp không hề có triệu chứng nào ngoài những mảng nấm trong miệng. Vậy nên, mẹ cần quan sát bé để phát hiện sớm khi bé bị tưa lưỡi.
- Để điều trị và phòng ngừa tốt nhất, mẹ nên tìm hiểu về nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ để có biện pháp ngăn chặn nguyên nhân giúp điều trị cũng như phòng ngừa tưa lưỡi một cách tốt nhất.
Nguyên nhân gây bệnh tưa miệng?
- Nấm miệng, tưa lưỡi nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển quá mức của một loại nấm men (một loại nấm) được gọi là Candida albicans .
- Hầu hết mọi người kẻ cả trẻ sơ sinh đều có Candida trong miệng và đường tiêu hóa và phát triển một cách bình thường. Thông thường, một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và một số vi khuẩn “tốt” kiểm soát được lượng nấm này trong cơ thể .
- Nếu hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc không phát triển đầy đủ (như ở trẻ sơ sinh), vi nấm có thể phát triển quá mức và dẫn đến nhiễm trùng. Candida phát triển quá mức cũng gây ra phát ban tã . Em bé có thể bị tưa miệng và hăm tã cùng một lúc.
- Nấm candida phát triển quá mức cũng có thể xảy ra ở những em bé uống thuốc kháng sinh vì kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn “tốt” có tác dụng chống lại các vi khuẩn có hại. Nấm miệng cũng có thể xảy ra sau khi sử dụng thuốc steroid.
Điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển bao gồm:
- Không làm sạch răng miệng cho trẻ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tấn công.
- Thói quen dùng núm vú giả, ti giả.
- Bú sữa nhiều ban đêm mà không vệ sinh miệng.
Biết các nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ, việc mẹ cần làm là thực hiện những biện pháp ngăn chặn nguyên nhân gây bệnh để việc điều trị cũng như phòng bệnh được hiệu quả nhất.
Vệ sinh răng miệng hằng ngày để phòng tưa lưỡi
- Bệnh tưa miệng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng bạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh này:
- Nếu bé ăn sữa công thức hoặc sử dụng núm vú giả, hãy làm sạch hoàn toàn núm vú và núm vú giả trong nước nóng hoặc máy tiệt khuẩn sau mỗi lần sử dụng.
- Quan sát sự nhiễm trùng nấm men trên núm vú, vì dễ có sự nhiễm qua nhiễm lại giữa mẹ và bé. Mẹ có thể bôi thuốc kháng nấm lên núm vú trong quá trình điều trị cho bé.
- Vệ sinh miệng cho bé hằng ngày nhất là vào buổi sáng – tối để loại bỏ các vi khuẩn có hại trong miệng bé.
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên dùng gạc rơ lưỡi để làm sạch lưỡi cũng như khoang miệng cho be sngafy 1-2 lần. Mẹ nên lựa chọn những loại gạc đã tẩm sẵn dịch ẩm có tác dụng làm sạch, loại bỏ vi khuẩn một cách tốt nhất. Ví dụ như gạc răng miệng Dr.papie được tẩm đến 4 loại dịch kháng khuẩn, chống nấm (NaCl, NaHCO3, Xylitol, dịch chiết lá hẹ) nên rất hiệu quả trong phòng ngừa các bệnh răng miệng đặc biệt là nấm miệng.
Bí quyết đánh bay tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Thường thường, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh sẽ được kê thuốc kháng nấm dạng bôi nếu nhẹ. Đa số các em bé đều đáp ứng tốt, tuy nhiên xảy ra hiện tượng giảm, mất hiệu quả khi nấm tái đi tái lại nhiều lần hoặc dùng thuốc trong thời gian kéo dài.
Vậy nên, việc dùng những mẹo dân gian chữa tưa lưỡi được các mẹ ưa chuộng hơn. Một số loại dịch chiết lá có thành phần kháng khuẩn giúp chữa tưa lưỡi hay được sử dụng như:
- Dịch chiết lá rau ngót: Đây là loại được dùng nhiều nhất do dễ kiếm, hiệu quả cao. Rơ lưỡi cho bé bằng dịch chiết lá rau ngót thường xuyên sẽ giúp đánh bay nấm miệng rất hiệu quả.
- Dịch chiết lá hẹ: Đây được gọi là thần dược có tác dụng chữa nhiều bệnh trong đó có tưa lưỡi do chứa các “kháng sinh thực vật” giúp diệt khuẩn mà an toàn với bé hơn kháng sinh.
- Lá nhọ nồi: Đây cũng là một loại lá hay được mẹ giã, lấy nước và rơ lưỡi cho bé.
- Nước muối sinh lý: Chỉ nên dùng nước muối sinh lý để phòng ngừa nấm. Nếu bé đã bị tưa lưỡi, dùng nước muối sinh lý không mang lại hiệu quả cao.
Các mẹ có thể không phải tổn thời gian chuẩn bị dịch tẩm gạc nữa vì đã có gạc răng miệng Dr.Papie chứa 4 loại dịch tẩm từ tự nhiên: NaCl (sát khuẩn); NaHCO3 (loại sạch mảng bám); dịch chiết lá hẹ (chứa kháng sinh tự nhiên) và xylitol ( diệt khuẩn, ngừa sâu răng). Thành phần tự nhiên nhưng vừa hiệu quả kháng nấm, vừa an toàn cho trẻ từ sơ sinh nên các mẹ hoàn toàn yên tâm.
Đánh bay tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh không khó nhưng quan trọng là mẹ cần biết cách vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa nấm tái đi tái lại khiến mẹ phải đau đầu.