Dưới đây, là giải đáp những gì xảy ra với cơ thể khi ăn đậu nành mà bạn cần biết:
1. Tốt cho tim
Đậu nành nguyên chất rất giàu chất xơ, không chứa cholesterol và rất ít chất béo bão hòa, cho nên đậu nành rất tốt cho tim. Để bảo vệ tim, bạn có thể sử dụng các thực phẩm từ đậu nành thay cho thịt đỏ và thịt chế biến.
2. Đậu nành không làm giảm nguy cơ ung thư
Các nghiên cứu đã chỉ ra các hợp chất đậu nành có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn ngừa sự hình thành khối u. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cụ thể nào để có thể kết luận rằng đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư.
3. Trẻ em có thể dị ứng với đậu nành
Có một số trẻ em sẽ bị dị ứng với đậu nành, nhưng rất hiếm gặp dị ứng đậu nành ở người lớn.
4. Duy trì sự khỏe mạnh của não bộ
Các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành có thể nâng cao sức sống cho bộ não, tăng cường trí nhờ và cải thiện chứng mệt mỏi, đau đầu.
5. Ngăn ngừa loãng xương
Isoflavones có trong sữa đậu nành có giúp cơ thể người hấp thu canxi tối ưu, giúp ngăn ngừa chứng loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ.
6. Chú ý gì khi uống sữa đậu nành?
Uống sữa đậu nành cần phải chú ý thành phần của nó và tốt nhất là uống khi còn ấm. Rất nhiều người để sáng tạo thêm hương vị nên có thói quen thêm đường, muối, dầu thực vật hoặc cả nước ép trái cây khi chế biến sữa đậu nành. Thực ra bạn vẫn có thể uống như thế nhưng để giữ được tác dụng tối ưu nhất từ đậu nành thì vẫn nên uống nguyên chất chỉ với thành phần đậu nành mà thôi.
Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng còn kiến nghị mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 200ml sữa đậu nành nguyên chất. Nếu muốn cải thiện chứng táo bón thì bạn có thể chia ra hai buổi sáng tối trong ngày với mỗi lần uống là 100ml. Sữa đậu nành cũng sẽ phát huy công hiệu tốt nhất khi uống nóng, tức là lúc nhiệt độ vừa đủ ấm để uống.