10 món ăn độc lạ Việt Nam

Hôm nay tôi chia sẻ 10 món ăn độc lạ ở Việt Nam, không chỉ khiến các bạn thấy lạ về cả cái tên gọi của mà bạn sẽ thấy cách chế biến một cách lạ lùng, đôi lúc bạn sẽ không muốn thử chúng.

01. Bánh gật gù

Bánh Gật Gù là một trong số những món ăn độc lạ tại Việt Nam. Tên bánh mang nghĩa tượng hình, bởi khi cầm trên tay bánh mềm, dẻo ngả về nhiều phía như người gật gù. Đây là đặc sản nổi tiếng của Tiên Yên, Quảng Ninh.

Banh Gat Gu
Bánh ghật ghù chấm nước mắm

Bánh Gật Gù có hương vị gần giống bánh phở, nhưng mềm dai hơn nhờ gạo trộn cơm nguội xay nhuyễn cùng nước. Bánh cuốn lại bằng tay, không nhân, chấm nước chấm có hành phi, thịt băm, mắm tiêu, mỡ gà.

02. Nậm Pịa

Nậm Pịa hay Nặm Pịa là trong những món ăn độc lạ ở Việt Nam. Cụ thể đây là một món ăn đặc trưng của người dân tộc Thái ở Mai Châu, Hòa Bình. Nguyên liệu chính là nội tạng của các con vật được trộn lẫn, sau đó ninh nhừ với xương cho đến khi đủ độ ngọt. Gia vị đi kèm gồm ớt, tỏi, và mắc khén.

Mon Nam Pia Tay Bac
Món nầm pịa núi rừng tây bắc, sẽ không ít người đã từng nghe đến món ăn này rồi phải không

Món ăn này nhìn không được bắt mắt, kết hợp vị đắng của các loại lá rừng cùng với hơi nồng từ chính lục phủ ngũ tạng của lợn, bò sẽ gây khó chịu với một số người. Tuy nhiên nếu chậm rãi nếm thử, món ăn cũng khá ngon và cuốn hút.

03. Pa pỉnh tộp

Nghe tên là lạ nhưng thực chất đây là món cá nướng đặc biệt của người Thái ở Tây Bắc. Khi du lịch vùng Tây Bắc, nếu có cơ hội thưởng thức món cá nướng gập, du khách sẽ khó lòng quên được hương vị độc đáo này.

Nét độc đáo của món ăn nằm ở cách chế biến, Pa pỉnh tộp được ướp rất nhiều loại gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng.. Đặc biệt, món ăn này không thể thiếu mắc khén, một loại gia vị đặc trưng nơi đây.

Pa Pỉnh Tộ Món Cá Nướng
Pa Pỉnh Tộ Món Cá Nướng

Cá sau khi tẩm ướp các loại gia vị cho ngấm đều thì được gập đôi lại, cho vào một đoạn tre để kẹp chặt rồi nướng trên than củi đã hồng. Người nướng cá phải rất khéo léo để làm sao cho cá chín không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên. Ăn pa pỉnh tộp đúng vị phải kèm chút xôi nếp chấm với chẩm chéo, thêm chút rượu ngô cay cay, tê tê cho trọn vị.

04. Sà Bì Chưởng

Nghe cái tên Sà Bì Chưởng mới lạ làm sao phải không các bạn? Vâng, Sà Bì Chưởng là một trong số những món ăn độc lạ ở Việt Nam mà bạn nên ăn thử. Du khách đến Sài Gòn nghe món ăn này thấy lạ tai, nhưng thực chất chỉ là cách nói khác để nhắc đến cơm tấm sườn bì chả – đặc sản của người miền Nam. Món này được bày bán ở rất nhiều con phố, hấp dẫn nhiều người từ giới bình dân cho đến những vị khách khó tính.

Cơm Tấm Sa Bì Chưởng

Cơm phải đúng tấm, xốp. Sườn được ướp vừa đủ gia vị, nướng khéo để có màu vàng ánh, đậm đà, giòn bên ngoài nhưng mềm ngọt bên trong. Nhiều người còn cho rằng, cơm tấm sườn bì chả ngon nhất ở Sài Gòn là phải ăn vào lúc nửa đêm hoặc về sáng, giữa lòng thành phố tĩnh mịch. Bạn có thể tìm ăn cơm tấm ở khắp các con phố ở Sài Gòn.

05. Vũ nữ chân dài chiên nước mắm

Vũ Nữ Chân Dài Núi Rừng Tây Bắc
Vũ Nữ Chân Dài Núi Rừng Tây Bắc

Đây sẽ là món ăn mà nhiều các tín đồ trên bàn nhậu sẽ không thể chưa từng nếm qua, và cũng là một đại diện của núi rừng Tây Bắc.Vũ Nữ chân dài “nàng vũ nữ” ở đây thực chất là khô nhái. Từng con khô sẽ được chiên vàng giòn, đảo đều trong nước mắm tỏi ớt đậm vị, thêm vài miếng hành tây, một ít hành lá giúp gia tăng mùi thơm hấp dẫn. Dùng món này làm mồi nhắm nhâm nhi cùng vài lon bia trong buổi chiều mưa tại Sài Gòn thì tuyệt vời!

06. Cơm Âm Phủ – món ăn độc lạ ở Việt Nam

Com Am Phu

Lần đầu đến Huế, chúng ta chỉ biết đến Bún Bò Huế, Chè Huế. Thế nên, khi thấy tên cơm âm phủ trong thực đơn, ai cũng tò mò và muốn khám phá cho kì được. Và rồi thực khách sẽ vô cùng ngạc nhiên, thích thú khi món ăn có tên độc dị pha chút rờn rợn ấy lại đẹp mắt và ngon miệng vô cùng. Món ăn có đầy đủ các nguyên liệu như trứng chiên, nem chua, chả giò, thịt nướng, dưa leo, tôm tươi rang.. Mỗi loại xắt thành từng sợi nhỏ rồi sắp xếp xung quanh cơm trắng nấu bằng gạo An Cựu.

Ăn kèm với cơm âm phủ không thể thiếu một chén nước mắm có pha tỏi, đường, nước cốt chanh. Rưới nước mắm và trộn đều cơm cùng các loại thức ăn trước khi thưởng thức, có như vậy mới thấy hết cái ngon của món ăn này.

07. Sỏi Mầm

Soi Mam Hau Giang
Sỏi mầm của vùng đất Hậu Giang

Sỏi Mầm là món ăn độc đáo ở Hậu Giang. Nếu chỉ nghe tên, chắc không ít người nghĩ mình sắp được nếm một món ăn mang hình dáng giống.. sỏi. Tuy nhiên tên gọi này thực chất xuất phát từ cách chế biến.

Khi gọi sỏi mầm, thực khách sẽ được thưởng thức món thịt lợn rừng chế biến theo một cách đặc biệt. Mỗi suất ăn bao gồm 3-4 viên sỏi được nung thật nóng, dùng để nướng chín thịt heo rừng. Lợn rừng sau khi được ướp gia vị thì được đặt lên sỏi. Sức nóng từ viên sỏi sẽ nướng và giúp làm chín thịt.

 

07. Tung Lò Mò

Tung Lo Mo An Giang
Món Tung Lò Mò của vùng đất An Giang

Món tung lò mò là đặc sản của vùng An Giang. Dù có tên lạ, thực chất, món này chính là lạp xưởng. Tuy nhiên, nhiều người từng ăn nhận xét tung lò mò vẫn có vị độc đáo hơn. Tên tung lò mò bắt nguồn từ “tung laomaow” – một món ăn của người Chăm.

Tung lò mò được làm hoàn toàn bằng thịt bò, không dùng thịt lợn. Phần vỏ bên ngoài làm từ ruột bò. Người dân lộn trái ruột bò, rửa sạch bằng nước muối. Sau đó, họ lộn ngược lại và đem phơi.Nhân bên trong là thịt vụn và mỡ bò, ruột bò. Đôi khi, người An Giang còn thêm cả thịt bắp, đùi (tùy khẩu vị). Tỷ lệ giữa mỡ và bò được điều chỉnh chính xác để đem lại hương vị đặc biệt của món tung lò mò. Các gia vị thường dùng gồm tiêu, gừng, hoa hồi…

Người An Giang có nhiều cách thưởng thức tung lò mò, chủ yếu là hấp, nướng. Món này ngon nhất khi ăn lúc còn nóng hổi. Miếng tung lò mò chấm nước tương đem đến sự hòa trộn hương vị trong miệng thực khách. Đó là mùi thơm thịt bò, cay từ tiêu và chút béo do phần mỡ.

08. Cháo Ấu Tẩu

Củ ấu tẩu có vẻ ngoài giống củ ấu, được ngâm nước gạo và ninh đến khi bở tơi, nấu cùng gạo tẻ, nếp cái, nước hầm chân giò, rắc rau thơm, thịt nạc băm. Cháo ấu tẩu có vị đắng, ăn ngon nhất khi trời lạnh, ngoài ra còn có tác dụng giải cảm.

Chảo ẩu Tẩu

Du lịch Hà Giang, bạn có thể tìm ăn cháo ấu tẩu ở khắp nơi nhưng để ngon và đúng chuẩn vị, bạn nên thưởng thức ở những phiên chợ cao tại Đồng Văn hoặc khu ăn đêm trên đường Trần Hưng Đạo, Hà Giang.

09. Cơm Huyết Rồng

Món cơm này được nấu từ gạo huyết rồng (gạo lứt), đặc sản của vùng Đồng Tháp. Hạt gạo mẩy, khi nấu thành cơm thì thơm ngậy, càng nhai càng thấy có vị ngọt bùi và béo. Loại gạo này có chất chống oxy hóa và có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho trẻ em và phụ nữ. Bạn có thể ăn cơm huyết rồng với muối mè rất ngon miệng.

Nau Gao Huyet Rong
Món huyết rồng (Gạo huyết rồng)

Cơm huyết rồng cuốn hút bởi hương thơm ngậy, nhai kỹ sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi và thường ăn kèm với muối mè. Món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho trẻ em, phụ nữ

10. Chè bột lọc heo quay

Đây là đặc sản của xứ Huế, nhiều người nghe tên lần đầu bỡ ngỡ không rõ đây là món mặn hay ngọt.

Chè Bột Lọc Heo Quay
Chè Bột Lọc Heo Quay

Như tên gọi, chè có thành phần chính là bột lọc nhồi thịt quay, thả vào nước gừng đường như chè trôi nước. Du khách có thể thưởng thức món này ở quán chè trước cửa Thượng Tứ hay các chợ.

Đây là một số món ăn với nhiều tên độc lạ, tôi chia sẻ đến các bạn, nếu các bạn biết có món ăn độc lạ nào nữa hãy gửi thư về suckhoevaxahoi.vn@gmail.com

Kiều Thư

Hướng dẫn nấu thịt heo giả cày

Hướng dẫn nấu canh gà hạt sen tẩm bổ cho gia đình

Mục nhập này đã được đăng trong Chưa phân loại. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *