Góc sức khỏe

Những thói quen tốt bạn nên làm vào buổi sáng

Nếu như bạn rèn luyện được những thói quen dưới đây mỗi ngày trước 10 giờ sáng thì sẽ trẻ mãi không già, cả đời không đau ốm.

1. Không ngủ nướng

Ngủ cố thêm 5-10 phút trên giường sau khi báo thức reo không mang lại cho ta giấc ngủ đủ để tái tạo năng lượng, mà chỉ khiến cho cả não và cơ thể bị rối, lẫn lộn giữa việc thức và ngủ. Cụ thể, khi bạn có gắng tìm lại giấc ngủ bằng cách kêu chuông báo thức nhắc lại sau, việc này sẽ khiến não hiểu lầm “đã đến giờ ngủ” và tiết thêm các hóa chất thần kinh để gây ngủ. Nghĩa là sau khi phải thức dậy, chúng ta sẽ chỉ thầy càng buồn ngủ hơn.

Những thói quen tốt bạn nên làm vào buổi sáng

2. Uống nước ấm

Uống một ly nước ấm vào buổi sáng khi mới thức giấc sẽ đem lại những công dụng đáng ngờ cho sức khỏe bạn, giúp kích thích hệ tiêu hóa hiệu quả vàđẩy nhanh tuần hoàn máu và thải độc cơ khỏi cơ thể.

Các nghiên đã cứu chỉ ra rằng, thời gian ăn sáng hợp lý nhất là sau khi thức dậy khoảng 60-90 phút, nếu chúng ta ăn sáng quá trễ hoặc bỏ qua bữa sáng mỗi ngày sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Thói quen này về lâu về dài sẽ khiến cho cơ thể ta thiếu hụt năng lượng, tăng cân mất kiểm soát về sau.

3. Thiền

Mỗi sáng dành ra 20 phút ngồi thiền trong phòng yên tĩnh, tập trung quan sát hơi thở, đây là cách tuyệt vời giúp cơ thể chúng ta tăng khả năng tập trung, tinh thần thư thái và thúc đẩy tuần hoàn máu để trông tươi tỉnh hơn.

Những thói quen tốt bạn nên làm vào buổi sáng

4. Căng duỗi, tập thể dục

Dành 15 phút chạy bộ hoặc tập yoga đơn giản mỗi sáng với động tác vươn vai, kéo giãn người chính là cách chúng ta đánh thức cơ thể mình mỗi ngày, giúp lưu lượng máu lưu thông tốt hơn, nhờ đó mà cơ thể sẽ dẻo dai suốt ngày, thần sắc cũng tươi tắn hơn hẳn.

5. Phơi nắng vào buổi sáng

Phơi nắng vào buổi sáng cực tốt vì thói quen này giúp cơ thể tăng cường vitamin D tự nhiên một cách hiệu quả, nhờ đó mà từ trong ra ngoài đều sẽ khỏe mạnh, tươi tỉnh. Vitamin D được xem như nguyên liệu quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì sức khỏe bộ xương và cơ thể. Thiếu Vitamin D sẽ làm tăng nguy cơ nhuyễn xương, loãng xương và gãy xương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button