Dạy con ngoanLàm mẹNuôi con khỏe

Bệnh lưỡi bản đồ và các nghuy cơ xảy ra

Lưỡi bản đồ là vấn đề bất thường xảy ra ở khu vực niêm mạc lưỡi. Khi bệnh nhân ăn đồ cay, nóng sẽ gây ra những triệu chứng rất khó chịu. Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, nấm. Vậy lưỡi bản đồ là bệnh gì? Điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả cao và phòng tránh nguy cơ rủi ro?

1. Lưỡi bản đồ là bệnh gì?

Bệnh lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ
Bệnh lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ

Các chuyên gia giải đáp thắc mắc “lưỡi bản đồ là bệnh gì” như sau:

– Lưỡi bản đồ chính là những khoảng lưỡi có màu đỏ, không có nhú lưỡi, thường nhăn và có hình dạng giống như bản đồ địa lý.

– Khi vùng lưỡi bị bệnh lành lại, bệnh có thể xuất hiện tại những vị trí khác trên niêm mạc lưỡi. Chính vì thế, căn bệnh này còn có một tên gọi khác nữa là viêm lưỡi di trú lành tính.

– Mặc dù khi quan sát, tình trạng lưỡi bản đồ có vẻ khá nghiêm trọng nhưng căn bệnh này thường không gây ra những nguy hiểm, đồng thời không liên quan đến một số vấn đề như ung thư lưỡi hay nhiễm trùng.

– Tuy nhiên khi mắc phải căn bệnh này, lưỡi của người bệnh cũng nhạy cảm hơn với một số loại đồ ăn kể cả những loại gia vị thường ngày như muối, hay đồ ngọt.

2. Bệnh lưỡi bản đồ xảy ra do những nguyên nhân nào?

Căn bệnh lưỡi bản đồ có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Khoảng 2% dân số mắc phải căn bệnh này, trong đó tỷ lệ bệnh nhân nữ thường cao hơn so với bệnh nhân nam. Đa số các trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh ngay từ khi còn nhỏ. Khi lớn lên, bệnh có thể tái phát trở lại.

Các nhà khoa học cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh có thể được tính đến như sau:

– Bệnh thường xảy ra ở những trường hợp bị thiếu máu, bệnh tiểu đường, dị ứng,…

– Những người thường xuyên bị áp lực tâm lý, căng thẳng và lo âu quá nhiều cũng dễ gặp phải bệnh lưỡi bản đồ.

– Ở một số trường hợp, thực phẩm có thể là yếu tố gây kích hoạt bệnh, chẳng hạn như pho mát.

– Có những trường hợp cả gia đình cũng mắc bệnh viêm lưỡi bản đồ, vì thế rất có thể căn bệnh này còn liên quan đến yếu tố di truyền.

– Phụ nữ có thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng dễ bị bệnh. Do đó, yếu tố nội tiết cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lưỡi bản đồ.

3. Những triệu chứng cảnh báo bạn đã mắc bệnh lưỡi bản đồ

 

Bạn có thể mắc lưỡi bản đồ nếu thấy trên niêm mạc lưỡi xuất hiện những biểu hiện sau:

– Nhú lưỡi nhỏ li ti rụng tạm thời tạo ra những mảng đỏ trên phần niêm mạc lưỡi bị bệnh và những mảng đỏ này có thể di cư qua nhiều vị trí khác nhau.

– Những vùng tổn thương này thường có hình ngoằn ngoèo giống như bản đồ địa lý nên thường được gọi là lưỡi bản đồ.

– Viền thương tổn thường có màu trắng hay vàng tro, có thể dễ dàng phân biệt với những niêm mạc lưỡi không bị bệnh.

– Tình trạng lưỡi bản đồ có thể kéo dài và dễ tái phát.

– Bệnh không gây ra triệu chứng nguy hiểm và không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khi ăn những thực phẩm cay nóng, có thể dễ dàng gây kích thích lưỡi. Khi xảy ra tình trạng bội nhiễm, bệnh nhân sẽ bị đau rát và gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống.

– Các triệu chứng thường được nhận biết rõ ràng hơn ở một số thời điểm như thời kỳ kinh nguyệt và thời kỳ mang thai.

Đối với trẻ khi ghặp bệnh lưỡi bản đồ thì thường

  • Trẻ khó nói, phát âm không chuẩn.
  • Xót, rát, đau lưỡi khi ăn thức ăn chua, cay, mặn, nóng vì lưỡi tăng độ nhạy cảm.
  • Khó nhai, nuốt khiến trẻ biếng ăn.
  • Xuất hiện thêm 1 số hạch bạch huyết ở gần lưỡi.

4. Điều trị ra sao?

Lưỡi bản đồ thường vô hại không cần điều trị. Một số ít có thể gây ra sự khó chịu hoặc tăng nhạy cảm, để kiểm soát bệnh các bác sĩ có thể khuyên dùng các loại thuốc như:

– Thuốc giảm đau

– Súc miệng bằng thuốc tê

– Thuốc súc miệng kháng histamine

– Thuốc mỡ Corticoid hoặc dung dịch rửa vết thương.

– Bổ sung vitamin B trong một số trường hợp.

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là tình trạng lành tính, có thể tái phát và không có biện pháp điều trị triệt để. Khi phát hiện trẻ có biểu hiện giống với viêm lưỡi bản đồ, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được các bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời nếu như bệnh gây đau hoặc khó chịu cho trẻ.

Răng Non

Một số bệnh răng miệng thường ghặp ở trẻ nhỏ

7 bài thuốc trị họ hiệu quả cho trẻ nhỏ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button