Đời sống

Tố Hữu nhà thơ Cách mạng quan trọng trên mặt trận tư tưởng

Tố Hữu tuổi thơ: Bút danh Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh tại Hội An, Quảng Nam; quê gốc tác giả ở Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông sinh ra trong một gia đình nho học. Cha là Nguyễn Tấn Long một nhà nho nghèo, học tài thi phận không đỗ đạt công danh gì, vậy nên cuộc sống vô cùng chật vật. Tuy nhiên cha của Tố Hữu rất yêu thơ, thường xuyên sưu tập các ca dao, tục ngữ. Có lẽ cha ông chính là người khơi nguồn cho dòng máu thơ trong nhà thơ Tố Hữu sau này.

Mẹ nhà thơ cũng là con một nhà nho yêu nước. Bà đam mê dân ca, ca dao Huế; hơn thế Tố Hữu lại là con út, nên bà yêu thương Tố Hữu vô cùng. Sống trong một gia đình mà cả cha mẹ đều có sở thích với thơ ca, Tố Hữu sớm đã thừa hưởng chất thơ ấy, tâm hồn cậu bé đã thẩm thấu hết những gì tinh túy nhất mà cha mẹ để lại.

Khi Kim Thành được sinh ra, phụ thân ông do biết tiếng Tây nên làm phiên dịch ở Tòa sứ Quảng Nam. Sống tại đây từ nhỏ cho đến khi 9 tuổi, ông học tiểu học hai năm đầu tại Hội An. Đến năm 1929, cha ông nhận một công việc ở Huế, cả gia đình chuyển ra ở nhờ nhà một bà cô trong Thành Nội tại Huế. Từ đây tiểu sử nhà thơ gắn liền với xứ Huế. Cùng lúc đó, tác giả cũng vào học lớp ba, ông học tại trường tiểu học Paul Bert (nay là trường tiểu học Phú Hòa).

Img 4290

Hình ảnh chân dung nhà thơ Tố Hữu

Năm 1931, cha ông vào Phan Thiết làm việc, cùng năm anh cả của nhà thơ đỗ ngành Bưu Điện được thành phố Đà nẵng tuyển thẳng vào công tác, Nguyễn Kim Thành cùng mẹ đến Đà Nẵng cùng anh cả, ông học lớp nhì.

Năm lên 12 tuổi (năm 1932), mẹ Tố Hữu qua đời lúc ấy bà mới 47 tuổi. Cuộc sống khó khăn, xa cha, mẹ lại mất; may mắn là ông được các anh chăm lo nên Tố Hữu mới theo được lên đến lớp nhất.

Năm 1933, trải qua bao sự cố gắng trên con đường học hành, ông đỗ đầu tiểu học tại Đà Nẵng. Thế nhưng do thiếu thốn, khổ cực nên Kim Thành đã phải nghỉ học một năm. Năm 1934, anh cả của ông đi làm cóp được vài đồng cho nhà thơ ra Huế để tiếp tục học hành. Cuối năm này, Kim Thành thi đỗ trường Khải Định (nay là trường Quốc học Huế). Nhờ học giỏi, siêng năng nên ông được học bổng. Khoản tiền tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn với ông, đặc biệt nhà thơ cũng được ăn ở nội trú tại trường, sách vở mượn miễn phí tại thư viện.

Khi vào học tại đây, ông có sự trưởng thành về suy nghĩ, nhà thơ nhận ra sự đổi thay của xã hội. Ông đọc nhiều sách, báo có kiến thức sâu sắc về cách mạng kháng chiến. Kim Thành biết được Phong trào Mặt trận Bình dân Pháp lên cao, có chính phủ mới và nhiều nét đổi mới tiến bộ.

Ở nước ta lúc bấy giờ, Mặt trận Dân chủ do Đảng Cộng sản Đông Dương khởi xướng hoạt động rất sôi nổi, dần ăn sâu vào tiềm thức của quần chúng nhân dân. Không khí tại Huế khi đó cũng không ngoại lệ.Tại trường Khải Định nơi ông học tập đã xuất hiện các truyền đơn cộng sản, nhất là thông tin về các nhà yêu nước: Nguyễn Ái Quốc, Phạm Văn Đồng, Trần Phú…có tác động rất lớn đến tâm tưởng Nguyễn Kim Thành.

Năm 1935, Nguyễn Kim Thành học năm hai trường Khải Định. Trong thời gian này, nhiều nhà cách mạng yêu nước được trả tự do, tiêu biểu như: Lê Duẩn, Nguyễn Chí Diểu, Phan Đăng Lưu; họ về tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng. Cùng với đó một số nhà cách mạng được trả về từ các nhà tù đã bí mật mở hiệu sách, để làm vỏ bọc bí mật phục vụ hoạt động tuyên truyền cách mạng.

Nhờ các cơ sở và cán bộ hoạt động không công khai mà Nguyễn Kim Thành có cơ hội tiếp xúc với vô vàn tri thức về cộng sản, biết được nhiều cái mới về cách mạng, phong trào công nhân quốc tế. Cũng từ đây, cách mạng đã soi sáng cho tâm hồn của ông, vì vậy mà nhà thơ bị mất hỏng bổng và đuổi khỏi khu nội trú.

Img 4301

Chân dung gia đình của nhà thơ Tố Hữu 

Những ngày tháng tiếp theo ông tự tìm chỗ ở, sau đó làm gia sư cho một gia đình ở gần Đập Đá. Tại đây, ông được gặp gỡ đồng chí Bùi San, Phan Đăng Lưu, những nhà cách mạng gạo cội. Đặc biệt nhờ anh Phan Đăng Lưu sự nghiệp thơ ca của ông mới phát triển được như hôm nay.

Tháng 3 năm 1937, Nguyễn Kim Thành được bầu làm Bí Thư Đoàn thanh niên Dân chủ thành phố Huế trong cuộc tuần hành đòi quyền dân sinh dân chủ. Đến tháng 4 năm 1937, ông kết nạp Đảng. Sau khi trở thành Đảng viên ở tuổi 17 Kim Thành tiếp tục học ở Quốc Học Huế và tích cực tham gia hoạt động cách mạng.

Sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu:

Năm 1938, Nguyễn Kim Thành thi đỗ Thành Chung, nhân lúc được nghỉ học mấy ngày ông đã sang Lào thăm anh trai. Tại xứ Lào, ông được gặp cụ đồ nho cùng quê hương, hai người đã có cuộc hội ngộ vô cùng vui vẻ khi Kim Thành đọc cho cụ nghe các bài thơ mà ông sáng tác. Cụ đồ có ấn tượng rất sâu sắc với nhà thơ nên đã tặng cho ông hai chữ “Tố Hữu”, cùng từ đây cái tên “Tố Hữu” theo ông suốt cuộc đời còn lại. (bên cạnh đó “Tố Hữu” còn có bút danh là “Lành” năm 1942, bí danh này được dùng hàng ngày trong cuộc sống của ông với ý nghĩa thân mật). Trong năm này, Tố Hữu sáng tác rất nhiều bài thơ đăng trên báo Thế Giới, Hà Nội; báo Dân ở Huế.

Cuối năm 1938, ông học Tú tài ở Quốc học Huế. Đầu năm 1939, Tố Hữu phụ trách mảng tuyên truyền và thanh niên ở Thành ủy Huế. Tố Hữu đã đảm đương xuất sắc công việc của mình khi tổ chức hàng loạt các buổi diễn thuyết, các hoạt động trong ngày Quốc tế Lao động, Cách mạng tháng mười Nga, Quốc tế Phụ nữ…

Tất cả những hoạt động tuyên truyền cộng sản của Tố Hữu sớm đã bị tai mắt của bọn Nam Triều và mật thám Pháp theo sát. Ngày 27 tháng 4 năm 1939, khi ông 19 tuổi bọn mật thám Pháp đổ bộ vào phòng – chính tại nơi ông đang làm gia sư còng tay đưa đi. Tố Hữu bị giam ở nhà lao Thừa Phủ, ở một xà lim riêng tối tăm, ngột ngạt.

Cuộc sống của ông vô cùng khổ sở: Căn hầm chật với hơn 40 người ở, mùi phân ngột ngạt; ăn cơm thiu, cá thối, chân đeo xiềng xích, làm khổ sai… Các tù nhân ra sức đấu tranh để cải thiện cuộc sống, song bị thực dân đàn áp quyết liệt.

Từ Lao Bảo, bọn thực dân chuyển tù nhân đến nhà tù tại Buôn Ma Thuột. Bị giam giữ ở đây khoảng 3 tháng, đến tháng 4 năm 1941, Tố Hữu được mãn hạn tù hai năm. Thế nhưng, vì sự lươn lẹo của chính quyền thực dân lúc bấy giờ mà “Ông Hoàng” thơ tình cảm cách lạn lãng mạn đã chịu thêm những ngày tháng dài đằng đẵng nữa ở tù. Nếm trải đủ mùi cay đắng hết nhà tù này đến nhà tù nọ, từ nhà tù Đăk Glei đến Quy Nhơn.

Img 4291


Trong khoảng thời gian ở tù ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ. Tiêu biểu phải kể đến Lòng thợ, Một tiếng rao.

Năm 1945, Cách mạng tháng 8 bùng nổ, Tố Hữu được bầu làm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên – Huế.

Năm 1946, ông làm Bí Thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Cuối năm 1947, Tố Hữu tham gia tích cực vào phong trào tuyên truyền, tập huấn, công tác văn nghệ tại Việt Bắc

Năm 1948, ông đảm nhận chức vụ Phó Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.

Năm 1951, trong Đại hội Đảng lần II, ông là Ủy viên dự khuyết trung ương. Năm 1955, là Ủy viên chính thức.

Năm 1952, ông đảm nhận chức vụ giám đốc Nha tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng chính phủ.

Năm 1954, Tố Hữu là Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền.

Năm 1963, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

Năm 1976, ông là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính Trị, Trưởng ban tuyên truyền Trung ương, Bí Thư Ban chấp hành Trung ương.

Năm 1980, Tố Hữu được bầu làm Ủy viên chính thức của Bộ Chính trị.

Năm 1981, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bí Thư Ban chấp hành Trung ương.

Bút danh Tố Hữu đã dành cả cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Ngoài ra ông còn đảm nhận những chức vụ khác như: Hiệu trưởng trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Đại biểu Quốc hội khóa II, VII.

Đặc biệt năm 1969, trong bản điếu văn ở tang lễ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông là người sửa cuối cùng. Tố Hữu đã dành trọn tấm lòng mình trong từng con chữ, các bản dự thảo liên tục được sửa đổi chứng tỏ sự tâm huyết của ông ở đó.

Năm 1986, nước ta đối diện với cuộc khủng hoảng kinh tế. Tố Hữu bị miễn nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý do bị mất uy tín trong những vụ khủng hoảng tiền tệ.

Năm 2002, “Ông Hoàng” thơ tình cảm cách mạng lãng mạn bị bệnh nặng qua đời, để lại cho dân tộc những người mến hộ ông bao tiếc nuối nhớ thương.

Phong cách thơ ngọt ngào đằm thắm của ông, mang đậm chất trữ tình chính trị, giàu tính dân tộc:

Là một thi sĩ, đồng thời là chiến sĩ cách mạng yêu nước, thơ của ông là sự hòa quyện giữa chất trữ tình lãng mạn và tuyên truyền cách mạng. Những tác phẩm ông viết đi sâu khai thác cuộc sống tình cảm con người. Cái mà nhà thơ hướng đến là những giá trị thôi thúc sự đoàn kết toàn dân, thể hiện sức mạnh dân tộc. Đối với ông, từ những sự kiện đến các vấn đề về cách mạng đều có thể là nguồn cảm hứng sáng tác của mình. Thơ ông luôn hướng đến cách mạng, đề cao giá trị cốt lõi của cách mạng, hành trình thơ của ông là hành trình của từng giai đoạn cách mạng.

Hồn thơ ông với nét độc đáo riêng biệt, lẽ sống lớn lao, tình cảm dạt dào. Cái mới ở thơ Tố Hữu là cái tôi của một tâm hồn chiến sĩ, cái tôi của cả dân tộc.

Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào:

Sinh ra tại Huế, mảnh đất của những khúc dân ca ngọt ngào đằm thắm, Kim Thành đã sớm chịu ảnh hưởng bởi chất trữ tình ngọt ngào nơi xứ Huế. Hơn thế, nội dung ở những tác phẩm mà ông viết thường là tình đồng chí, đồng đội; tác giả hiểu tường tận cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng, hồn thơ là sự thấu cảm với cuộc sống của các anh bộ đội.

Cách xưng hô trong thơ của ông thường là ngôi thứ nhất, vừa là tác giả của các bài thơ đồng thời cũng là bạn của độc giả tạo cảm giác gần gũi thân mật. Giọng thơ thủ thỉ tâm tình mà vô cùng sâu lắng chất chứa bao tâm tư của người chiến sĩ yêu nước.

Có sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:

Những sự kiện lịch sử chính trị lớn của dân tộc đều được lột tả qua ngòi bút của Tố Hữu. Từng phẩm chất của anh chiến sĩ cách mạng đại diện cho một tầng lớp giai cấp trong xã hội được tác giả khắc họa rõ nét. Tính lịch sử gắn với đời sống riêng tư của các anh, về tình yêu đôi lứa tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một chất thơ riêng biệt, mang nét độc đáo trong hồn thơ Tố Hữu.

Tác phẩm tiêu biểu:

Không chỉ là một chiến sĩ gương mẫu, mà Tố Hữu còn dành trọn cuộc đời mình để làm giàu thêm kho tàng tri thức dân tộc. Cái tên Tố Hữu đã ăn sâu vào trái tim của bao học sinh, bao thế hệ con người Việt Nam. Nhắc đến ông là hàng tá những bài thơ bất hủ hiện ra trong tâm trí độc giả. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Tố Hữu đã đặt bút sáng tác rất nhiều bài thơ để khích lệ tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ. Tiêu biểu trong số đó có bài thơ: Lượm, Từ Cu-ba, Việt Nam Máu và Hoa,…

Các tác phẩm lớn, giá trị của nhà thơ Tố Hữu:

-Từ ấy (1937 – 1946): Có tất cả 27 bài thơ

-Việt Bắc (1947 -1954): Gồm 26 bài thơ

-Gió lộng (1955 – 1961): Với 25 bài thơ

-Ra trận (1962 – 1971): 35 bài thơ

-Máu và hoa (1972 – 1977): Có 13 bài thơ

-Một tiếng đờn (1978 – 1992): Gồm 74 bài thơ

-Ta với ta (1992 – 1999)

-Nhớ lại một thời (2000)

 

Img 4302
Bài thơ Từ Ấy của tác giả Tố Hữu

Danh sách bài thơ nổi bật:

        Bác ơi

        Lượm

        Mồ côi

        Mưa rơi

        Năm xưa

        Sáng tháng Năm

        Từ ấy

        Hoa tím

        Việt Bắc

        Vườn nhà

        Việt Nam Máu và Hoa

        Đi đi em

        Bài ca quê hương

        Hai đứa trẻ

        Hồ Chí Minh

        Xuân đấy

        Xuân đang ở đâu

        Tiếng chổi tre

        Tiếng ru

        Theo chân bác

        Với Lênin

        Tương tri

        Kính gửi cụ

        Một tiếng đờn

        Miền Nam

        Năm xưa

        Mẹ Tơm

        Lạ chưa

        Gặp anh Hồ Giáo

        Bầm ơi

        Khi con tu hú

        Ta đi tới

        Emily, con ơi!

        Ta với ta

Những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà được ghi nhận xứng đáng qua các giải thưởng:

Ông được giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam giai đoạn 1954 – 1955 cho tập thơ Việt Bắc.

Năm 1966, tập thơ “Một tiếng đờn” đã giúp ông nhận giải thưởng văn học Asean của Thái Lan.

Năm 1996, Tố Hữu nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật

Năm 1994, ông được trao Huân chương Sao vàng.

Bên cạnh đó Tố Hữu còn được phong tặng nhiều giải thưởng, danh hiệu khác.

Để tưởng nhớ tác giả cũng như biết ơn những di sản mà ông đã để lại cho đời, tên của ông được nhà nước đặt tên cho một con đường tại Hà Nội.

Đoạn đường dài 3.400m, rộng 42m nối từ Lê Văn Lương đến Khuất Duy Tiến, đi qua Từ Liêm giao với đường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội. Là nơi tập trung đông dân dân cư, giao thông nhộn nhịp. Tên đường do Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban tổ chức chuyển đơn đề nghị của gia đình và hội đồng tư vấn đặt tên đường thành phố Hà Nội kiến nghị.

Ở Quảng Bình, để tưởng nhớ người con xứ Quảng của mình con đường mang tên Tố Hữu cũng ra đời nối liền ngã tư chợ Ga Nam Lý với đường Hữu Nghị.

Huế – Mảnh đất nơi ông lớn lên cũng lấy tên Tố Hữu đặt cho một con đường như để biết ơn những gì ông đã cống hiến cho quê hương.

Đặc biệt năm 2019, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án đầu tư phục hồi và tái tạo khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu tại huyện Quảng Điền. Chủ đầu tư do UBND huyện Quảng Điền phụ trách. Công trình khởi công vào tháng 4 năm 2020, dự tính đến tháng 9 cùng năm thì hoàn thiện. Dự án có mức đầu tư là 25 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng đã chiếm 15 tỷ đồng. Mục đích của dự án là tri ân những đóng góp của nhà thơ cho sự nghiệp chính trị cách mạng, văn hóa, giáo dục nước nhà.

Có lẽ những thông tin ít ỏi trên đây vẫn chưa đủ để chi tiết hết tất cả những gì mà Tố Hữu đã làm cho dân tộc, bởi đóng góp của ông cho sự nghiệp nước nhà còn nhiều hơn thế. Nhà thơ đã tạm biệt đời để về yên nghỉ bên thế giới bên kia với Bác, thế nhưng các tác phẩm của ông vẫn còn đây và giữ nguyên giá trị!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button