Bà Nguyễn Thị Sâm thanh oai Vì sao 13 năm Nhân dân xã Cự Khê chưa có đất dịch vụ

Theo ngày mới onnile

Bà Nguyễn Thị Sâm, người cao tuổi, ở thôn Thượng, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai phản ánh: Dự án Đầu tư xây dựng chuyển giao tuyến đường Trục phía Nam được triển khai từ năm 2008. UBND tỉnh Hà Tây (cũ) và TP Hà Nội đã có quyết định về việc hỗ trợ các hộ dân bị thu hồi được hưởng đất dịch vụ, hạn mức tối đa không quá 150m2/hộ và chính sách hỗ trợ khác. Tuy nhiên đến nay, các hộ dân vẫn chưa nhận được đất dịch vụ, chính sách… và dự án vẫn treo

Lưu bản nháp tự động
Bà Nguyễn Thị  Sâm Thanh Oai bên khu đất dịch vụ

Dự án lấy đất Nhân dân canh tác

Dự án đầu tư xây dựng đường Trục phía Nam tỉnh Hà Tây đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2007 và được UBND tỉnh Hà Tây có quyết định Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 – Công ty CP (Cienco 5) là nhà đầu tư thực hiện dự án, theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao).

Tháng 4/2008, Sở Giao thông Vận tải Hà Tây đã kí Hợp đồng với Cienco 5. Trong đó, Tổng Công ty Cienco 5 là nhà đầu tư còn Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco 5 (Cienco 5 Land) là doanh nghiệp dự án.

Lưu bản nháp tự động
Bai Rac Tren Khu Dat Dich Vu – xã Cự Khê – Thanh oai Hà Nội

Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến là 41,5km, bắt đầu khởi công vào năm 2008 giai đoạn 1 với chiều dài 19,9 km (từ Km00 – Km19+900). Dự án đối ứng cho đoạn đường này là Khu đô thị mới Thanh Hà A và Thanh Hà B – Cienco 5 (quận Hà Đông, TP Hà Nội) có tổng diện tích gần 400 ha (Thanh Hà A 195,51 ha, Thanh Hà B 193,22 ha). Giai đoạn 2 của dự án (từ Km19+900 – Km41+500) có chiều dài 21,6 km, với quỹ đất đối ứng là dự án Khu đô thị Mỹ Hưng, tại xã Cự Khê, xã Mỹ Hưng, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, quy mô 182 ha.

Tổng số tiền sử dụng đất để hoàn vốn cho dự án đường trục phía nam tính theo hình thức hợp đồng BT là 6.586 tỉ đồng. Mục tiêu của dự án là để hình thành tuyến đường mới, nối từ Hà Đông đi xuyên qua các huyện phía nam Hà Nội và kết nối với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình.

Giai đoạn 2 của dự án chưa hoàn thành do còn vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Đến nay, UBND TP Hà Nội chưa có quyết định giao đất cho Cienco 5 Land để thực hiện dự án đường trục. Trên danh nghĩa chủ đầu tư của tuyến đường BT vẫn là Cienco 5. Tuy nhiên, đến nay đa số cổ phần tại Cienco 5 do các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hải Phát nắm giữ.

Trên cơ sở đó, ngày 31/7/2008, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành Quyết định số 3185/QĐ-UBND về việc thu hồi 782.736,1m2 đất trên địa bàn các xã Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Thanh Thùy, Thanh Văn, Tân Ước và Liên Châu, chuyển mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp, giao cho Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco 5 để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây.

Đời sống người dân bị đe dọa bởi chính sách… “trên giấy”?

Ngày 1/7/2008, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2526/QĐ-UBND phê duyệt Đề án: “Một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho các hộ dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp” trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, UBND TP giao nhiệm vụ cho các sở, ngành và UBND các quận, huyện: Sở Nội vụ chủ trì cùng Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng TP, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND TP thành lập Quỹ Hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho các hộ dân bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; và trích 50 tỉ đồng từ ngân sách thành phố để bố trí vốn ban đầu cho Quỹ…

Lưu bản nháp tự động
ông Nguyễn Tiến Mạnh – thanh oai

Do đó, ngày 24/3/2009, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư huyện Thanh Oai có Thông báo số 18/TB-HĐBT về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi Dự án: Xây dựng Đường trục phát triển phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) và khu đô thị Thanh Hà A,B-Cienco 5; Khu đô thị Mỹ Hưng – Cienco 5. Theo đó, chính sách được áp dụng cho dự án như sau: …về đất dịch vụ theo Quyết định 18 ngày 29/9/2008 thì các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 30% đất sản xuất nông nghiệp (đất được giao theo Nghị định 64 và khoản 10) thì được hưởng 80m2/hộ gia đình đối với đồng bằng và chỉ được giao 1 lần… Do vậy dự án này được áp dụng đất dịch vụ theo Quyết định số 1098/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đất dịch vụ 10% hạn mức tối đa không quá 150m2/hộ… các cá nhân có độ tuổi 15-60, nữ 15-55 được cấp 1 thẻ học nghề có giá trị không quá 6 triệu đồng; hỗ trợ học văn hóa có độ tuổi dưới 25 gồm hỗ trợ học phí, tiền đóng góp cơ sở vật chất do UBND TP quy định thời gian hỗ trợ từ 3-5 năm; hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế thời gian hỗ trợ là 5 năm đối tượng nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi trở lên… Tuy nhiên, đất dịch vụ và những chính sách trên người dân đến nay chưa được hưởng!?

Tại thực địa, bà Sâm chỉ cho phóng viên Tạp chí Người cao tuổi những khu đất bị thu hồi như: Bách Hộ, khu Đồng Trong… Sau khi đất dân bị thu hồi, thì doanh nghiệp tiến hành san lấp (có chỗ chưa san lấp) và bỏ hoang dẫn đến cỏ mọc, rác thải bừa bãi từ nhiều năm nay. Thực trạng những khu đất trên có một phần quy hoạch đất dịch vụ để trả cho dân, nhưng vì sao chủ đầu tư hay các cơ quan chức năng TP Hà Nội không trả cho dân đất, hay thực hiện các chính sách khác như đã ban hành? Như trường hợp vợ chồng ông Nguyễn Tiến Bằng đang phải đi thuê nhà để ở. Ông Bằng có khoảng 2 mẫu đất bị thu hồi để thực hiện dự án. Ngoài ra, thì còn rất nhiều hộ khác cũng phải thuê nhà, mong mỏi được đất dịch vụ.

Bà Sâm bức xúc: “Tôi đã gửi đơn rất nhiều tới các cơ quan Trung ương và được gửi về UBND TP Hà Nội để giải quyết. Nhưng đến nay, vẫn chưa được giải quyết… mong rằng các cơ quan chức năng TP Hà Nội vào cuộc trả đất dịch vụ cho Nhân dân, người ốm đau chỉ chờ trả đất dịch vụ để bán đi lấy tiền trang trải cuộc sống, người thì không có đất phải ở trọ để chờ đất dịch vụ… Ngày 20/10/2009, chủ đầu tư và huyện làm việc với tôi, đưa ra các tài liệu để Nhân dân được hưởng…”.

Tạp chí Người cao tuổi đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng thực hiện giao đất dịch vụ cho các hộ dân và các hỗ trợ khác theo đúng các văn bản đã ban hành, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các hộ dân, nhất là cho người cao tuổi

Tâm thư bà Nguyễn Thị Sâm hành trình 13 năm đi tìm công lý

Tâm thư kêu cứu bà Nguyễn Thị Sâm Thanh Oai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *