Đời sốngGóc ăn uốngGóc làm đẹpGóc sức khỏeLàm mẹ

Ưu nhược điểm khi ăn khoai lang mà bạn nên biết

Nhắc đến ưu nhược điểm khi ăn khoai các bạn chắc không hẳn các bạn sẽ không biết những ưu điểm đó, sau đây add sẽ chia sẻ với các bạn những lưu ý khi ăn khoai lang với một số các trường hợp sau:

Khoai Lang

1. Lưu ý nhược điểm khi ăn khoai lang đối với một số bệnh sau đây

Mặc dù khoai lang là món ăn được coi là rất tốt cho cơ thể, nhưng bạn cần hạn chế ăn khi cơ thể trong các trường hợp sau:

Người mắc bệnh dạ dày

Benh Da Day
Bệnh dạ dày

Ăn khoai lang khi bụng đói sẽ kích thích tiết axit dạ dày, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày. Đặc biệt những người đau dạ dày mạn tính, ăn khoai lang khi đói càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Qua bài viết trên, YouMed đã cung cấp cho bạn một số thông tin về lợi ích, công dụng và một số tác hại khi sử dụng khoai lang. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến sức khỏe, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết nhé!

Người mắc bệnh về thận

Những người mắc bệnh thận tuyệt đối nên tránh ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin… Khi thận yếu, khả năng loại bỏ kali không tốt sẽ gây nhiều tác hại cho tim.

2. Ưu điểm khi ăn khoai lang

Khoai lang không chỉ có sẵn, dễ tìm kiếm, ít tốn kém, và ngon, chúng còn có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số lợi ích khoai lang mang lại mà bạn có thể tham khảo:

2.1 Tăng cường sức khỏe tiêu hóa

He Tieu Hoa Khoe
Giúp tăng cường hệ tiêu hóa

Chất xơ và chất chống oxy hóa trong khoai lang có lợi cho sức khỏe đường ruột. Hiện tại, có nhiều loại thuốc nhuận tràng được làm từ chất xơ. Điều này có nghĩa là tiêu thụ khoai lang có thể làm tăng lượng chất xơ cần thiết của bạn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa hợp lý. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao của khoai lang cũng có thể hỗ trợ ngăn ngừa táo bón ở cả trẻ em và người lớn.

2.2 Giúp giảm cân

Khoai lang là món ăn chứa nhiều tinh bột, nhưng thực ra tinh bột trong khoai lang chỉ bằng ½ so với khoai tây và bằng 1/3 so với cơm. Vì vậy, đây là nguồn tinh bột tốt để bạn bổ sung vào thực đơn giảm cân.

Giảm Cân Bằng Khoai Lang
Ăn nhiều khoai lang giúp giảm cân

2.3 Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Tất cả các giống đều cho củ có vị ngọt, dù nhiều hay ít. Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang trên thực tế là thức ăn tốt cho những người bệnh tiểu đường, các nghiên cứu cho thấy nó hỗ trợ cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin.

 

2.4. Cung cấp lượng lớn các vi chất dinh dưỡng

Khoai Lang Vitamin

Giàu vitamin B6

Vitamin B6 giúp giảm nồng độ homocysteine trong cơ thể chúng ta. Nồng độ cao của homocysteine ​​có liên quan với các bệnh thoái hóa, bao gồm cơn đau tim và đột quỵ.

Nguồn cung cấp vitamin C dồi dào

Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao.

Vitamin D phong phú

Vitamin D trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khoẻ tổng quát. Vitamin D góp phần giữ cho hệ xương, tim mạch, thần kinh, răng, da và tuyến giáp khỏe mạnh.

Vi chất sắt dồi dào

Vi chất sắt trong khoai lang cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm stress, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tăng cường miễn dịch và chuyển hoá protein.

Nguồn cung cấp magie rất tốt

Magie không những là khoáng chất quan trọng chống căng thẳng mà còn có ý nghĩa then chốt cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ xương, tim mạch và các chức năng thần kinh.

Giàu kali

Kali là một trong những chất điện giải quan trọng giúp điều chỉnh nhịp tim và tín hiệu thần kinh. Giống như các điện giải khác, kali thực hiện nhiều chức năng cần thiết, bao gồm giảm co thắt cơ bắp, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát các hoạt động của thận.

2.5. giảm ung thư

Các loại khoai lang khác nhau cung cấp các chất chống ô xy hóa khác nhau như anthocyanin giúp bảo vệ chống lại một số loại ung thư. Anthocyanin có nhiều trong khoai lang tím. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy bằng chứng chúng làm chậm sự phát triển của một số loại tế bào ung thư, bao gồm cả những loại ung thư ruột kết và ung thư vú.

2.6. Tăng cường thị lực

Màu cam trên vỏ khoai lang là dấu hiệu cho thấy mức caroten rất cao của loại củ này. Nhóm chất caroten giúp tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa.

3. Cách chế biến khoai lang

Một số cách có thể chế biến khoai lang trong điều trị một số bệnh như:

Chữa táo bón

Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chế biến thành một số món như nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế; bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa; bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng,…

Giảm cân

Chọn khoai mới, không chọn khoai mọc mầm, rửa thật sạch trước khi chế biến sau đó luộc hoặc hấp chín, bạn nên ăn cả vỏ vì vỏ chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, có lợi cho làn da. Ưu tiên lựa chọn khoai lang trắng, hạn chế ăn khoai lang vàng và khoai mật vì lượng đường cao, không có lợi cho việc giảm cân của bạn.

Trị chứng biếng ăn ở trẻ

Cho bé ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.

Điều trị viêm tuyến vú

Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.

Kiều Thư

2 cách ăn tốt cho bênh dạ dày tá tràng

9 bước chăm sóc da mặt vào buổi sáng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT CÙNG TÁC GIẢ

Back to top button