MỤN CÁM LÀ GÌ?

Mụn cám là một thể của mụn trứng cá nhẹ không gây đau, sưng tấy và tổn thương nặng như mụn bọc, mủ, viêm. Nhưng chúng rất khó điều trị và dễ tái phát lại nhiều lần khiến làn da sần sùi, thô ráp, mất thẩm mỹ.
Mụn cám do tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi các tác nhân như bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết, làm xuất hiện các lớp sừng cứng, dày từ đó hình thành các đầu mụn nhỏ li ti ở bề mặt da. Mụn cám thường có màu trắng hoặc ngả đen nổi cộm lên bề mặt da khiến làn da sần sùi, không được mềm mượt, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nhiều tới tâm lý người bệnh.

Mụn cám thường tập trung ở một số đối tượng như:

  • Lứa tuổi dậy thì.
  • Phụ nữ thời kỳ mang thai, nguyệt san, tiền mãn kinh
  • Đối tượng thường xuyên làm việc ở môi trường khói bụi.
  • Người không có thói quen vệ sinh da mặt sạch hoặc vệ sinh da mặt chưa đúng cách

VỊ TRÍ MỤN CÁM DỄ XUẤT HIỆN NHẤT

Mụn cám thường xuất hiện nhiều trên mặt, nguyên nhân là vùng mặt thì tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, phần khác là do sự mất cân bằng nội tiết tốt bên trong, cụ thể như sau:
Mụn cám ở mũi: Mụn mọc ở vị trí này cho thấy dạ dày bị rối loạn và nội tạng bị nóng. Ngoài ra, mụn nổi ở hai bên cánh mũi có thể do buồng trùng, hệ sinh sản đang gặp vấn đề.
Mụn cám ở cằm: Tình trạng mụn xuất hiện nhiều ở cằm có thể do ảnh hưởng bởi hoạt động kém của buồng trứng, tử cung, hệ sinh sản.
Mụn cám ở má: Mụn xuất hiện ở hai bên má cho thấy ruột đang bị rối loạn, khả năng bài tiết chất độc của ruột kém, hoặc phổi có dấu hiệu bất thường.
Mụn cám ở trán: Mụn xuất hiện ở trán là biểu hiện của tâm hỏa thịnh (tim hồi hộp, nóng trong người), quá trình vận chuyển máu kém, dẫn tới cơ thể tích tụ nhiều độc tố sinh ra mụn.

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN CÁM THƯỜNG GẶP

Trong cuộc trò chuyện với bác sĩ Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Da liễu Đông Y cho biết:
Cơ chế sinh ra mụn cám là do tuyến nhờn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều bã nhờn dư thừa tồn đọng hình thành bã sừng ở bề mặt da, gây bít lỗ chân lông. Tình trạng này kéo dài gây viêm nhiễm nang lông và sinh ra mụn cám. Thêm vào đó các yếu tố như bụi bẩn, tế bào chết,.. cũng là tác nhân khiến mụn phát triển nhanh.
Thực tế, một số nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:

  • Rối loạn nội tiết: Khi cơ thể có sự thay đổi nhanh về hormon sinh dục trong cơ thể sẽ kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh, tăng sinh bã nhờn gây bít lỗ chân lông gây ra mụn cám. Tình trạng này thường gặp ở lứa tuổi dậy thì, phụ nữ mang sinh, thời kỳ nguyệt san, tiền mãn kinh,…
  • Vệ sinh da không sạch sẽ: Da mặt hàng ngày phải đối diện với nhiều môi trường khói bụi, thêm vào đó việc bạn trang điểm hàng ngày sẽ khiến da bị bí bách, cặn phấn tồn đọng ở các nang lông.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn uống thường xuyên sử dụng đồ cay nóng, thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, thức uống chứa cồn,… khiến lượng hormone trong cơ thể bị rối loạn, kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh sinh bã dầu thừa, từ đó hình thành mụn.
  • Nguyên nhân khác: Tâm lý căng thẳng, stress, yếu tố di truyền, thói quen lười uống nước, chế độ sinh hoạt không hợp lý, lạm dụng mỹ phẩm ở thời gian trước đó,…

CÓ NÊN LỘT MỤN CÁM KHÔNG?

Mặc dù mụn cám là loại mụn ít gây tổn thương nhất, tuy nhiên sự xuất hiện của chúng cũng khiến làn da không được mịn màng mà sần sùi và thô ráp. Thậm chí, nếu mụn cám không được điều trị hoặc có những biện pháp ngăn chặn mụn phát triển thêm, lâu ngày chúng có thể phát triển thành mụn cứng và to lên gây mất thẩm mỹ.
Vì lý do này mà không ít người bệnh đã tự ý lột hoặc nặn mụn bằng tay với hy vọng có thể loại bỏ mụn cám hoàn toàn. Theo như lời nhận xét của bác sĩ thì nặn mụn cám bằng tay là việc làm không nên, vì khi nặn mụn như vậy thì có một số vấn đề phát sinh như sau:

Việc lột mụn hoặc nặn có thể đẩy những nhân mụn thoát ra khỏi bề mặt, mang lại hiệu quả ngay lúc đó, nhưng cũng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Da bị ngứa và ửng đỏ: Do khi ta dùng lực để kéo căng hoặc tác động trực tiếp vào bề mặt da để loại bỏ nhân mụn sẽ gây ra tình trạng da bị ửng đỏ và ngứa kéo dài trong nhiều giờ thậm chí nhiều ngày.
  • Da bị trầy xước: Nếu dùng tay nặn mụn cám sẽ vô tình khiến móng tay tác động lực mạnh vào da gây trầy xước. Hoặc dùng miếng lột mụn chúng ta cũng khó có thể kiểm soát được độ căng và lực kéo dẫn tới tình trạng da trầy xước, thậm chí để lại sẹo trên da mặt.
  • Lỗ chân lông bị giãn nở: Do tác động của lực khi lột mụn hoặc nặn mụn sẽ khiến lỗ chân lông càng ngày càng giãn nở. Điều này không chỉ khiến da “kém duyên” mà còn tạo điều kiện để vi khuẩn mụn cư trú, phát triển.
  • Da bị viêm: Đây là hậu quả thường gặp ở hầu hết người bệnh có thói quen tự ý lột, hay nặn mụn. Bởi việc làm này sẽ khiến vi khuẩn ở tay, miếng lột mụn bám vào da gây ra tình trạng viêm viễm, mụn cám lan rộng hoặc phát triển nghiêm trọng hơn.

CÁCH TRỊ MỤN CÁM Ở MŨI, CẰM, MÁ, TRÁN HIỆU QUẢ HIỆN NAY

Trị mụn có có nhiều phương pháp: Dùng phương pháp tự nhiên và tự thực hiện ngay tại nhà, sử dược dược mỹ phẩm, Tây y hay Đông y. Mỗi phương pháp trị mụn cám như vậy đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do vậy, nên tìm hiểu kỹ các phương pháp trị mụn cám hiệu quả để xác định tình trạng hiện tại của bạn như thế nào để chọn ra cho mình cách phù hợp nhất.

Mẹo trị mụn cám tại nhà

Trị mụn cám tại nhà thì được chị em lựa chọn khá nhiều, vì phương pháp này đơn giản và có thể tự thực hiện được vào những lúc có thời gian. Thế cùng xem phương pháp trị mụn cám nào đang được chị em truyền tai nhau và hiệu quả của nó như thế nào:

  • Cách trị mụn cám bằng kem đánh răng: Bạn dùng một lượng kem đánh răng vừa phải trộn với muối trước rồi chà lên vùng da bị mụn, để khoảng 20 phút rồi làm sạch.
  • Mẹo trị mụn cám bằng dầu dừa: Dùng một thìa dầu dừa trộn với 1 thìa cám gạo rồi thoa lên da mặt khoảng 20 phút, sau đó mới vệ sinh da mặt sạch sẽ.


Các phương pháp trị mụn tại nhà này các bạn nên thực hiện 2 – 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên các bạn lưu ý, đây chỉ là cách trị mụn theo mẹo dân gian, chưa có kiểm chứng khoa học nào, do vậy hiệu quả hay không hoặc ở mức độ nào còn tùy thuộc vào cơ địa từng người.

Sử dụng mỹ phẩm, sữa rửa mặt hoặc kem

Sử dụng mỹ phẩm trị mụn cám cũng nhận được sự quan tâm nhiều của chị em, vì hiện nay với sự phát triển của ngành dược mỹ phẩm thì các sản phẩm không chỉ đơn thuần là trị mụn, mà còn là dưỡng và chăm sóc da trong quá trình điều trị.
Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay cũng có mặt nhiều sản phẩm trị mụn cám như: như sữa rửa mặt trị mụn cám, kem/serum trị mụn cám của nhiều thương hiệu với mức giá khác nhau. Chị em có thể dễ dàng tìm chọn cho mình một sản phẩm vừa túi tiền.

Ngoài ra, trị mụn cám bằng mỹ phẩm còn có tác dụng và phục hồi làn da lại sau đó. Nhưng, chị em cần tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm mình muốn chọn, vì vơi sự cạnh tranh của các nhãn hàng nhiều như hiện nay thì tình trạng hàng giả, hàng nhái, sẽ xuất hiện nhiều. Và nếu mua nhầm những sản phẩm này thì da sẽ gặp tình trạng dị ứng cho da.

Trị mụn cám bằng thuốc Tây y

Nền y học hiện đại phát triển đã phát minh ra nhiều loại kháng sinh điều trị mụn hiệu quả. Hầu hết thuốc đều tác động trực tiếp và tế bào da, mang lại hiệu quả nhanh sau một thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc tây trị mụn được chia làm hai nhóm chính là:

  • Thuốc kháng sinh bôi ngoài da: Clindamycin, Erythromycin, Benzoyl peroxide, Dapsone,.. Nhóm thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn, làm giảm lượng dầu dư thừa, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
  • Thuốc kháng sinh điều trị toàn thân: Tetracycline, Minocycline, Clindamycin, Sulfonamid,…Nhóm thuốc này sử dụng bằng đường uống, giúp ngăn chặn quá trình phát triển của vi khuẩn, chống viêm, kháng khuẩn, loại bỏ mụn trứng cá.
  • Nhóm thuốc nội tiết: như thuốc tránh thai, thường chỉ chỉ định cho đối tượng là phụ nữ bị mụn do rối loạn hormone.


Trị mụn bằng thuốc tây tuy hiệu quả nhanh, song có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ như làm khô da, rối loạn kinh, đau dạ dày, đại tràng, dị ứng thuốc,… Do vậy, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua và sử dụng thuốc.

Điều trị mụn và lỗ chân lông to bằng thuốc Đông y

Trong quan niệm của Đông Y, thì mụn là biểu hiện của độc tố trong cơ thể. Khi bên trong cơ thể bị tổn thương nhưng không thể bài trừ nhiệt độc ra ngoài mà tích tụ lại sinh ra mụn. Ngoài ra, y học phương Đông cũng cho rằng, chức năng giải độc của cơ thể bị suy giảm cũng góp phần hình thành mụn cám, mụn trứng cá.
Theo đó, nguyên tắc điều trị mụn của Đông y là tác động vào căn nguyên nghĩa là phải loại bỏ nhiệt và giải độc cơ thể từ đó mụn cũng sẽ được loại bỏ theo.
Thông thường các bài thuốc trị mụn của Đông y đều dùng ở dạng sắc uống do vậy mất nhiều thời gian trong khâu này. Tuy nhiên, vì có ưu điểm nổi bật an toàn, lành tính, hiệu quả tận gốc nên đây vẫn là phương pháp trị mụn tối ưu, được nhiều người tin dùng nhất.
Phương pháp trị mụn của Đông y là sử dụng các loại thảo dược như có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan để hỗ trợ trị mụn như Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Tô diệp, Trần bì, Diệp hạ châu, Hạ khô thảo, Liên kiều,… Đây là giải pháp trị mụn được kết hợp giữa các nguyên liệu Đông Y hiệu quả và được sử dụng phổ biến cho tới hôm nay.