Đời sống

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam nói chung thì cũng rất đa dạng phong phú. Thời xưa khi việc cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy thì một lễ cưới diễn ra không những trang trọng mà cũng rất cầu kỳ. Bởi hôn nhân thời đó được cho là Hỷ sự của một đời người, hôn nhân là ngọn nguồn, là cội rễ của đời sống lứa đôi hạnh phúc. Vì vậy nhất thiết phải được sự đồng ý của đôi bên cha mẹ.

Trong đó có nhiều vấn đề bắt buộc phải làm và những vấn đề cần kiêng kị phải nghe theo. Những nghi thức, phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam từ rất lâu được ông cha ta truyền lại từ bao đời nay, do đó chúng ta cần phải giữ gìn, tôn trọng và tiếp tục phát huy.

1. Chạm ngõ

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam

Đây là một lễ nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ chạm ngõ cũng có người gọi là Rạm ngõ ngày nay không còn theo lối xưa, mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mai mối và cũng không cần lễ vật rườm rà.

Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình có thể biết rõ về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong). Vì vậy trước khi chạm ngõ, nhà trai cũng phải chọn ngày đẹp để đến gặp gia đình nhà gái cho “Thuận buồm xuôi gió” suôn sẻ thì mọi việc tiếp theo mới trọn vẹn.

Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản là Trầu Cau một số nơi có thêm chè thuốc, kẹo với số lượng chẵn. Hai nhà nói chuyện để bàn chuyện xem ngày, chọn ngày và các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới. Sau lễ chạm ngõ, người con gái được xem như đã có nơi có chốn, bước đầu để chuẩn bị tiến tới hôn nhân.

2. Lễ ăn hỏi

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam

Sau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi, có thể nói lễ ăn hỏi là một thông báo chính thức về sự kết giao hứa gả của hai gia đình và hai họ. Cô gái được hỏi đã chính thức trở thành cô dâu tương lai của chàng trai đi hỏi. Ngày nay, về hình thức lễ này vẫn giữ tên là lễ ăn hỏi, nhưng trên thực tế, nó đã bao hàm cả lễ dẫn cưới.

Chính vì thế, mô hình lễ ăn hỏi ngày nay phải phản ánh được sự thay đổi ấy, nói cách khác, trong các nghi thức ở lễ ăn hỏi ngày nay phải có cả những nghi thức của lễ dẫn cưới.

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam

Lễ vật của lễ ăn hỏi là tráp ăn hỏi, Tráp ăn hỏi thường là số lẻ 5, 7, 9 hoặc 11 tráp, và số đồ lễ thì phải là số chẵn. Đồ lễ ăn hỏi thường có là bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá… và có thêm xôi, lợn quay – những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền.

Ý nghĩa của lễ vật dẫn cưới có thể hiểu là để thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.

Trong một chừng mực nào đó, đồ dẫn cưới cũng thể hiện được thiện ý của nhà trai: xin đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí xung quanh hôn sự.

Đồ lễ ăn hỏi được nhà gái lấy một ít và trầu cau mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Ngoài ra, nhà gái giữ lại thường là 2 phần và đưa trả lại nhà trai 1 phần. Đồ lễ nhà gái giữ lại được dùng để mời cưới.

Điều đặc biệt cần lưu ý trong lễ ăn hỏi là nhà trai phải chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền (gọi là lễ lên đèn), một phong bì dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì dành cho nhà ngoại cô dâu và phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ nhà cô dâu. Số tiền tùy thuộc vào nhà gái.

Cuối cùng, cô dâu và chú rể ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách. Thời gian ăn hỏi và lễ cưới cách nhau 3 ngày, 1 tuần, hay lâu hơn tùy vào việc lựa chọn ngày đẹp của hai bên gia đình.

3. Lễ ăn cưới

Trong ngày lễ ăn hỏi, họ nhà trai sẽ thông báo đến họ nhà gái ngày ăn cưới. Căn cứ vào ngày đó, nhà trai sẽ tiến hành làm lễ rước dâu theo đúng phong tục truyền thống. Trước khi ngày lễ ăn cưới diễn ăn, họ nhà trai sang nhà gái thực hiện nghi thức “Nạp Tài”. Nghi thức này có ý nghĩa là mang lễ vật chẳng hạn như tiền sang để cô dâu tự ý mua sắm quần áo, những vật dụng cá nhân mang theo sử dụng bên nhà chồng. Lễ xin dâu Sau lễ ăn hỏi sẽ là lễ xin dâu, trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là một người phụ nữ thân thiết trong gia đình sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng.

Lễ xin dâu

Sau lễ ăn hỏi sẽ là lễ xin dâu, trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là một người phụ nữ thân thiết trong gia đình sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng.
Sau lễ xin dâu, khi gia đình cô dâu đồng ý để nhà trai tới đón dâu, chú rể sẽ mang hoa cưới, hoặc cùng lễ vật để đón cô dâu về nhà. Và trong ngày trọng đại đó gia đình hai nhà sẽ trao tặng quà, của hồi môn cho cô dâu như lời chúc phúc cặp vợ chồng son sẽ luôn giàu sang, hạnh phúc. Đi cùng lễ rước dâu, họ nhà trai cần chuẩn bị những mâm lễ vật như sau: 1 mâm trà rượu 1 mâm trái cây 1 mâm bánh 1 mâm trầu cau Bánh kem,…. Tùy theo điều kiện kinh tế của họ nhà trai mà mâm lễ vật có thể trang trọng ít hay nhiều.

Đãi tiệc

Tiếp đến sẽ tổ chức đãi tiệc nhầm thông báo tin kết hôn với quan viên hai họ, bạn bè và người thân. Hiện nay nhiều gia đình tổ chức tiệc cưới chung sau khi nghi lễ đón dâu kết thúc. Nếu tổ chức tiệc riêng, gia đình nhà gái thường mở tiệc trước khi nhà trai đến đón dâu, còn nhà trai sẽ đãi tiệc sau khi cô dâu về gia mắt họ hàng chú rể.

4. Lễ lại mặt

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam

Cuối cùng là sau đám cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ. Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là khoảng 1-3 ngày sau khi thành hôn. Thời gian này tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button