Những con đường lây nhiễm của dịch Covid-19 và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh

Đến bây giờ vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu đúng về những con đường lây lan của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19.

1. SARS-CoV-2 lây qua giọt bắn

Virus SARS-CoV-2 không thể tồn tại lơ lửng không khí mà chúng xuất hiện trong các dịch cơ thể của người bị bệnh.

Theo ác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết: “Virus corona không tự lây truyền qua không khí mà chúng được bao bọc bên trong môi trường là các dịch cơ thể của người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện”.

Vì vậy, con đường lây lan nhanh nhất của Covid-19 là khi tiếp xúc với giọt bắn có chứa virus từ người bị nhiễm bệnh.

2. SARS-CoV-2 lây qua đường tiêu hóa?

Đến nay vẫn chưa có khẳng định chắc chắn về việc này nhưng nhiều khả năng virus corona có thể lây qua đường tiêu hóa.

Một số nhà khoa học đã tìm thấy virus SARS-CoV-2 trong phân của bệnh nhân. Vì thế có thể coi đây là một trong những yếu tố nguy cơ góp phần lây lan dịch bệnh.

3. SARS-CoV-2 lây từ mẹ sang con?

Với vấn đề này, các nhà khoa học chưa có kết luận chính xác. Vì thế chưa thể khẳng định được virus gây ra dịch Covid-19 có lây từ mẹ sang con hay không. Tuy nhiên, nhiễm virus và sốt trong thời gian đầu mang thai luôn gây hại cho thai nhi.

4. Covid-19 có lây truyền qua các gói hàng vẩn chuyển từ vùng dịch ở nước ngoài?

Không hề có một bằng chứng nào cho thấy những gói hàng được vận chuyển từ nơi có dịch có thể làm lây lan bệnh dịch.

Tại nơi có nắng mạnh và tia cực tím, virus sẽ không thể tồn tại lâu. Do đó, virus corona không thể sống sót trên các gói hàng vận chuyển từ nước ngoài

5. Covid-19 lây truyền qua bụi khí?

Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học khẳng định Covid-19 không lây truyền qua bụi khí.

Trước đó có một số thông tin dịch lại từ bài đăng trên báo nước ngoài cho rằng các nhà khoa học Thượng Hải, Trung Quốc cảnh báo virus corona có thể lây truyền qua bụi khí. Tuy nhiên đây là một lỗi dịch thuật của một số trang tin.

Con đường lây nhiễm mà các nhà khoa học Thượng Hải cảnh báo ở đây là aerosol – khí dung.

6. Covid-19 có lây qua đường máu?

Tại Daegu (Hàn Quốc) ghi nhận một trường hợp nhiễm Covid-19 đi hiến máu hơn 1 tuần trước khi được xác nhận mắc bệnh. Không ít người lo lắng về việc liệu Covid-19 có thể lây lan qua việc truyền máu hay không?

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại vẫn chưa chứng minh được chính xác nguy cơ Covid-19 lây lan qua đường máu là bao nhiêu. Cần phải có nghiên cứu sâu hơn mới có thể đưa ra kết luận cho vấn đề này.

7. Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm Covid-19

Các biện pháp phòng nhiễm Covid-19 được khuyến cáo hiện nay là hạn chế tụ tập đông người, đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Đối với những người bệnh, đeo khẩu trang đặc biệt là khi đến nơi công cộng là cách hiệu quả ngăn chặn việc phát tán các giọt bắn ra môi trường xung quanh khi ho hoặc hắt hoi.

Với người không bị bệnh, đeo khẩu trang cũng giúp ngăn ngừa lây nhiễm qua giọt bắn.

Rửa tay thường xuyên nhất là khi tiếp xúc với các bề mặt nguy cơ cao (nút bấm thang máy, điện thoại di động, tay năm cửa hoặc khi lấy tay che miệng để ho, hắt hơi…) là biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh hữu hiệu.

Tuyệt đối không đưa tay lên sờ mắt, mũi, miệng tránh lây nhiễm virus.

Mục nhập này đã được đăng trong Chưa phân loại. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *