Dân văn phòng là đối tượng rất dễ bị đau mỏi vai gáy. Sau đây, Tamtinh sẽ hướng dẫn các bạn những bài tập đơn giản, giúp bạn nhanh chóng xoa dịu cơn đau và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm…
DÂN VĂN PHÒNG MỆT MỎI VỚI “ĐAU MỎI VAI GÁY
Đau mỏi vai gáy có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng. Nhưng theo thống kê của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp có đến 80% dân văn phòng từng có ít nhất một lần bị đau nhức vùng cổ, vai gáy do một số nguyên nhân sau:
- Dân văn phòng thường ngồi nhiều, ít vận động, máu không được lưu thông, gây thiếu máu và đau nhức vùng cổ vai gáy.
- Độ cao của màn hình, độ cao ghế ngồi không phù hợp dẫn đến việc phải cúi đầu thấp hay ngước nhìn quá cao, gây tình trạng đau nhức cổ vai gáy.
- Ngồi lâu một chỗ sai tư thế cũng khiến cho các triệu chứng đau mỏi vai gáy trở nên nặng hơn
- Làm việc liên tục trong điều hòa, thiếu ánh sáng
- Ngủ trưa trên bàn hoặc ghế
Hầu hết mọi người đều cho rằng, đau cổ vai gáy là hiện tượng bình thường của dân văn phòng, có thể tự khỏi. Chỉ khi bệnh đã nặng mới đến bệnh viện thăm khám, khiến cho việc chữa bệnh trở nên khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn
NHỮNG ĐỘNG TÁC ĐẨY LÙI “ĐAU MỎI VAI GÁY”
Theo khuyến cáo của chuyên gia, sau 2 tiếng ngồi làm việc liên tục, nhân viên văn phòng nên dành ra từ 3 – 5 phút để thực hiện những động tác giúp lưu thông máu dưới đây:
Khởi động:
- Ngồi thẳng lưng trên ghế dựa, thư giãn toàn thân. Nếu đứng thì hai chân đứng rộng bằng vai, thả lỏng toàn bộ các cơ ở cổ.
- Hai mắt nhìn thẳng, hít thở tự nhiên.
- Dùng tay xoa ấm phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới.
Bài tập 1:
- Nghiêng cổ sang phải hoặc trái, kéo căng kết cỡ, đồng thời hít sâu vào, khi có cảm giác căng từ bả vai, kéo dài đến gáy thì thở ra và từ từ về vị trí thẳng.
- Thực hiện 3 lần và đổi bên.
Bài tập 2:
- Ngồi thả lỏng trên mặt sàn
- Hít vào thật sâu, đồng thời ngửa cổ ra phía sau.
- Trở về vị trí ban đầu đồng thời thở ra, lặp lại 3-5 lần.
- Cúi xuống và ngẩng lên sẽ được tính là 1 lần. Bạn thực hiện lặp lại động tác này 10-20 lần. Sau đó, bạn tiếp tục xoa ấm phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới.
- Động tác này làm căng cổ, giãn động mạch cảnh và tác động đến toàn bộ thanh quản, khí quản.
Bài tập 3:
- Nghiêng đầu sang trái sao cho lỗ tai chạm vào mỏm vai trái, kết hợp thở ra. Sau đó, xoay đầu qua phải, tai chạm mỏm vai phải, kết hợp hít vào. Lặp lại động tác này từ 5 – 10 lần rồi đổi bên (nghiêng qua phải – thở ra, nghiêng qua trái – hít vào), thực hiện thêm 5 – 10 lần.
- Bạn xoay đầu qua trái sao cho cằm chạm vai trái, kết hợp thở ra. Sau đó, xoay đầu qua phải, cằm chạm vai phải, kết hợp hít vào. Lặp lại động tác này từ 5 – 10 lần rồi đổi bên (xoay đầu qua phải – thở ra, xoay đầu qua trái – hít vào), thực hiện thêm 5 – 10 lần.
Ba động tác này có tác dụng thư giãn cơ cổ và vai, giúp các đốt sống cổ linh hoạt và hoạt động tốt hơn. Đồng thời, các bài tập này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng co cứng cơ cổ, tê mỏi hai cánh tay và bàn tay ở những người bị thoái hóa cột sống cổ.
Ngoài ra, vẫn cần kết hợp những bài tập hằng ngày khác, phù hợp với thể trạng của bản thân. Bên cạnh đó, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giàu vitamin, khoáng chất, rau xanh để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ xương khớp.
Xem thêm : Đau mỏi vai gáy – Những triệu chứng không thể xem thường