Đời sốngDu lịch trong nướcĐặc sản vùng miềnGóc du lịchVideos

Lễ hội truyền thống đình Ngọc Hồi, thôn Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì

   Hàng năm, lễ hội truyền thống Ngọc Hồi đều được tổ chức. Cùng với tổ chức rước kiệu các trò chơi dân gian, ca nhạc, phát quà cho các cháu nhỏ, học sinh, sinh viên ưu tú, có thành tích xuất sắc trong năm qua. Song song từ những hoạt động trên đã góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá phi vật thể của dân tộc Việt Nam, đó là lễ hội truyền thống của đình Ngọc Hồi, thông Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

         Các Lễ hội ở Việt Nam như một “bảo tàng sống” về văn hóa, phong tục – tập quán, lịch sử riêng của từng địa phương. Đây là sự kiện để bày tỏ tinh thần uống nước nhớ nguồn, biết ơn và tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc hay thần linh có công với đất nước.Lễ hội gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh và củng cố ý thức cộng đồng. Nhiều yếu tố văn hóa tinh thần được lễ hội bảo lưu và trao truyền từ đời này sang đời khác, trở thành di sản văn hóa vô giá của địa phương. “Hội lễ là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa của nhiều thời kỳ lịch sử, trong quá khứ, dồn nén lại cho đương thời”. Hiện nay, lễ hội là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp cho thế hệ hôm nay hiểu được công lao của cha ông và thêm tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước.

Lễ hội truyền thống đình Ngọc Hồi, huyện Thanh Trình, Hà Nội

Đầu thế kỷ 13, Ngọc Hồi có tên là Vĩnh Khang, là làng đông đúc, do ba anh em ông Bảo Công, ả Mô nương và Nhị Mô nương cai quản, trở thành một thế lực quân sự mạnh, ảnh hưởng đến cơ nghiệp của nhà Trần, nên Trần Thủ Độ đã mang quân đến trấn dẹp, song bị anh em Bảo Công đánh bại. Sau, Bảo Công đem quân của mình về với triều Trần, được gia phong làm tướng và lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông. Sau khi ba anh em mất, Vua Trần phong tặng Bảo Công là Quảng hoá đại vương, ả Mô nương là ả Mô công chúa và Nhị Mô nương là Nhị Mô công chúa, giao cho làng Ngọc Hồi đời đời thờ phụng. Hiện trong đình Ngọc Hồi còn 16 đạo sắc phong cho 3 anh em.
        Làng Ngọc Hồi có ngôi đình (Đình Ngọc Hồi) hướng Tây Nam được dựng vào giữa thế kỷ XVIII, có kết cấu “ngoài chữ Quốc, trong chữ Vương”. Trong đình còn có bản hương ước khắc trên cột đá, lập ngày 10 tháng 5 năm Cảnh Hưng thứ 5 (1744), nội dung ghi công người họ Đình trong làng đã hiến 1 mẫu 6 sào đất cho làng dựng đình, làng cắm mốc giới đình, dựng bia, đề ra quy ước người nào xâm phạm đến đất đình sẽ bị phạ Lễ hội truyền thống đình Ngọc Hồi, thôn Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì…

Chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của cuộc sống kinh tế, văn hóa, xã hội, lễ hội là chỗ dựa tinh thần để mỗi người hướng về tổ tông, dòng tộc, về thế giới tâm linh và gắn bó với thiên nhiên, từ đó thêm thăng hoa trong một không khí vui vẻ, trang nghiêm, vừa trần tục, vừa linh thiêng. Rõ ràng, lễ hội là sinh hoạt cộng đồng để mỗi người cùng nhau chuẩn bị lễ vật và trò diễn, vui chơi, giao cảm, hưởng thụ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

Lễ hội truyền thống Đình Ngọc Hồi

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button