Bệnh phụ nữGóc sức khỏeLàm mẹNuôi con khỏeSức khỏe giới tính
Xu hướng

Hướng dẫn lần đầu làm mẹ, chăm sóc con yêu

Với những người lần đầu làm mẹ sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ trong chăm sóc con yêu. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp mẹ được trang bị những kiến thức gần gũi nhất phổ biến nhất trong quá trình lần đầu làm mẹ, chăm sóc con yêu.

Lần đầu làm mẹ cần chăm sóc bé và bản thân như thế nào?
Lần đầu làm mẹ cần chú ý gì?

Lần đầu làm mẹ cần chăm sóc bé thế nào?

Bé cần được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ. Những em bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời có hệ miễn dịch, sức đề kháng tốt hơn những em bé khác, giúp bé phòng tránh được nhiều bệnh tật. Vì thế mẹ cần cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nếu có thể, nên cho bé bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi. Trong thời gian uống sữa mẹ hoàn toàn, trẻ không cần uống thêm nước. Vì trong sữa mẹ đã có lượng nước lớn đủ cung cấp cho cơ thể trẻ.

Cho trẻ ngủ đúng tư thế ngay từ đầu

Trẻ có thể rất thích ngủ trong lòng mẹ, được mẹ ôm và che chở, bé có cảm giác an toàn và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc ôm trẻ ngủ. Hãy rèn cho trẻ ngủ một cách tự nhiên. Sau bữa ăn, đặt bé nằm xuống giường hoặc nôi, vỗ nhẹ vào người bé và hát ru để bé ngủ tự nhiên.

Lần đầu làm mẹ cần chăm sóc bé và bản thân như thế nào?
Cho trẻ ngủ đúng tư thế ngay từ đầu.

Không cần kiêng cho bé quá mức

Kiêng quá mức đôi khi sẽ phản khoa học và gây hậu quả không tốt cho bé. Vì vậy, hãy trang bị đủ kiến thức để biết kiêng khem thế nào là tốt, thế nào là lạc hậu. Chẳng hạn như việc kiêng không tắm cho bé, kiêng không vệ sinh rốn cho bé, kiêng ánh sáng…  là rất nguy hiểm.

Bé cần được tắm nắng thường xuyên vào mỗi sáng

Bé sơ sinh cần được tắm nắng thường xuyên, để phòng tránh bệnh còi xương, tiêu diệt vi khuẩn ngoài da, phòng tránh bệnh viêm nhiễm da. Thời điểm tắm nắng thường là vào trước 9h sáng mùa đông và 8h sáng vào mùa hè. Tuyệt đối không tắm nắng vào trưa hoặc chiều vì nắng lúc này có chứa tia cực tím sẽ gây hại cho da bé.

Tránh nôn trớ ở trẻ

Để tránh cho trẻ bị nôn trớ, sau khi ăn, mẹ nên bế dựng thẳng người, đồng thời áp ngực bé vào ngực mẹ, dùng tay vỗ nhẹ vào lưng bé cho đến khi bé ợ hơi, sau đó mới đặt bé nằm ngang.

Chú ý khi chọn quần áo cho bé

Mẹ cần chọn cho bé quần áo thoáng mát, mềm mại, thấm hút mồ hôi. Bé sơ sinh phải thay nhiều quần áo vì thế để đảm bảo vệ sinh và phòng tránh các bệnh ngoài da, mẹ cần thường xuyên giặt và phơi khô quần áo cho bé trước khi mặc.

Không ủ bé quá kỹ

Nhiều mẹ nghĩ rằng cơ thể bé mỏng manh nên cần được ủ ấm, và quấn cho bé rất nhiều chăn dày. Thực tế là thân nhiệt của trẻ sơ sinh luôn cao hơn người lớn 1 độ C. Vì thế nếu bạn quấn quá kỹ, quá ấm dễ khiến trẻ đổ mồ hôi. Khi không được lau khô, mồ hôi này thấm ngược vào bên trong bé có thể dễ bị cảm lạnh.

Vấn đề vệ sinh của bé

Với đi tiểu, trẻ sơ sinh thường đi từ 2 – 5 lần mỗi ngày, hoặc 7 – 8 lần/ngày trong vòng 1 – 2 tháng đầu. Phân của trẻ 1 – 2 tháng đầu sau sinh thường lẫn hạt nhỏ như hạt vừng được gọi là hoa cà hoa cải và đi nhiều lần trong ngày. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường mẹ không cần phải quá lo lắng.

Lần đầu làm mẹ, chị em cần chăm sóc bản thân

– Chú ý ăn uống đủ dinh dưỡng, tranh thủ tập luyện vận động nhẹ nhàng.

– Thiếu ngủ là tình trạng các bà mẹ sau sinh phải đối mặt. Hãy tranh thủ ngủ mọi lúc, chợp mắt khi bé đang ngủ, thậm chí nếu không muốn ngủ thì ngả lưng nghỉ ngơi cũng có ích cho sức khỏe của mẹ.

Lần đầu làm mẹ cần chăm sóc bé và bản thân như thế nào?
Mẹ tranh thủ ngả lưng nghỉ ngơi cũng có ích cho sức khỏe và tinh thần.

– Đừng gồng mình chăm con, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người thân thay vì mẹ tự thân làm hết mọi việc.

– Giữ tinh thần thoải mái, có thể chăm sóc làm đẹp bản thân để không căng thẳng, áp lực trong giai đoạn chăm sóc con yêu.

Nguồn tamtinh.vn.

lần đầu làm mẹ, bà mẹ cần kiêng những gì

dinh dưỡng cho bà bầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button