Hoài Đức- Hà Nội: Cả hệ thống khúm lúm, vái vái trước vài chữ :“ đau thương- căm thù- chiến thắng”

Dòng chữ  cũn cỡn, cụt ngủn: “ đau thương- căm thù – chiến thắng” dưới bức tượng được gọi là  tượng đài mà xã Kim Chung , huyện Hoài Đức chuẩn bị đổ một số tiền khá lớn bằng ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác 3.148.294.000 đồng để cải tạo.

 

Img 0559

 

Đất nước ngày càng phát triển, trí tuệ nhận thức của người dân ngày tăng, sự hiểu biết khôn ngoan bao phủ toàn xã hội.

 

Thế mà trong một xã hội văn minh tiến bộ lại xuất hiện những nét văn hóa kỳ lạ, trẻ em cũng phát cười.

Sao lại đau thương? Rồi căm thù? chiến thắng? Các câu khẩu hiệu này dụng ý vào mục đích gì?. Thật nguy hiểm thay hằng ngày người dân, các cháu học sinh…đi qua đây luôn được gieo vào tiềm thức “ Đau thương- Căm thù- Chiến thắng”

 

Img 0560

 

Từ thuở xưa các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Để bảo vệ giang sơn đất nước, cha ông chúng ta phải đối đầu với các cuộc chiến tranh thảm khốc, cả dân tộc kìm hãm đau thương, khao khát chiến thắng vẻ vang, căm thù quân giặc.

 

Dù tồn tại đã lâu, tượng đài đau thương- căm thù- chiến thắng lại được lãnh đạo xã Kim Chung, huyện Hoài Đức ôm ấp bảo tồn như vật báu làm tốn tiền ngân sách.

 

Dư luận đặt câu hỏi: học, thực tiễn theo khẩu lệnh khắc ghi trên tượng đài ” ĐAU THƯƠNG- CĂM THÙ- CHIẾN THẮNG” có đúng không? Căm thù chiến thắng làm sao giành được độc lập, hòa bình dân tộc?

 

Mục nhập này đã được đăng trong Bệnh và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *