Đời sốngGóc du lịchGóc gia đìnhNhân vậtThiện nguyện

Đôi nét văn hóa ngày cúng ông công ông táo về trời: Mâm cỗ chuẩn bị cúng ông công ông táo cần những gì:

Yếu tố văn Hóa thì tục lệ cúng Ông Công, Ông Táo còn ý vạn lần mà có thể bạn chưa nhận ra. Truyền thống trước nay, hễ tới ngày 23, tức ngày đưa ông công Ông Táo Về Chầu Trời thì đây được xem như là một mốc đánh dấu rằng ” Tết đã đến rất gần ” đây được xem như là hồi chuông báo rằng ” Tết Đã Đến Tới Nơi Rồi “, Ai chưa kịp chuẩn bị  trang hoàng nhà cửa, quà cáp, về nhà quây quần cùng cha mẹ thì cũng mau mau thu dọn cho kịp. Và truyền thống vào những ngày này cả gia đình đã bắt đầu xum họp gần như đông đủ, các thành viên trong gia đình mỗi người một tay bắt đầu trang hoàng lại nhà cửa cho bố mẹ, trang hoàng lại khoảng sân cả năm không ai dọn dẹp và không khí tết rôm rả khắp nơi. Kể từ 23 Tháng Chạp, ngoài đường bắt đầu ngợp sắc xuân, nụ cười xuân nở trên môi anh công nhân cho đến vẻ mặt hớn hở của cô Hai đi chợ Tết sắm đồ cho gia đình…, tâm hồn mỗi người bắt đầu lân lân thưởng thức hương vị Tết. Và các tục lệ như tục tiễn ông công ông Táo Về trời còn là một bài học để cha mẹ răng dạy con cháu, truyền đạt cho chúng tình yêu gia đình, yêu đất nước, yêu bản sắc văn hóa dân tộc.

Cúng ông Công ông Táo Về Trời

Giờ cúng ông công công ông táo vào ngày 23 tháng Chạp

1 Mâm Cúng ông Công ông Táo

♦ Đối với các gia đình Việt, sự tin tưởng và tục lệ lưu truyền về “ tiễn ông Táo, đưa táo chầu trời ” đã duy trì qua nhiều thế hệ. Mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp, nhà nào nhà nấy chuẩn bị để “ đưa Táo về trời”, cho dù có bận rộn hay gặp phải khó khăn gì, mỗi nhà đều cố gắng để kịp đưa ông Táo của gia đình đi chầu trời.

♦ Theo quan niệm của ông cha ta, việc nhớ và thực hiện tục lệ “ cúng ông Táo chầu trời” nhằm thể hiện được suy nghĩ, ý nghĩa và ý thức trách nhiệm chăm lo cho gian bếp, bữa cơm của mỗi nhà.

♦ Ngày giờ thích hợp nhất để “ cúng tiễn ông táo chầu trời ” là vào giờ Ngọ ngày 23 tháng chạp.  Tuy nhiên, đối với nhiều gia đình vì điều kiện thời gian không cho phép nên họ có thể cúng ông táo vào sáng sớm hoặc trưa chiều ngày 23 tháng chạp đều được, miễn sao có thể kịp cho ông táo được về trời vào đúng ngày 23 .

♦ Trước ngày 23 Tháng Chạp, thì :  Tại các chợ đầu mối chuyên hàng đồ thờ cúng đã bày bán la liệt các sản vật phẩm đưa tiển ông Công, Ông Táo như là Mía, Cá Chép. Cá chép là sản phẩm hút hàng và tăng giá khủng khiếp nhất trong những ngày như thế này, kế đến là Mía. Mỗi con cá chép tùy theo kích thước có giá từ Vài chục nghìn lên đến Trăm Nghìn.

♦ Các bó Mía được bày bán tại nhiều nơi, nhiều chỗ, mức giá của các bó mía bán ngày cúng ông Táo Về Trời tùy nơi giao động từ 15 đến 20 nghìn một cây. Mỗi gia đình thường mua hai cây mía để cúng cho Ông Công Ông Táo trong dịp này.

♦ Tại Sao Phải Cúng Mía Ngày ông Táo Về Trời ? Đó chính là theo quan niệm của đại đa số người dân từ xưa đến nay, Khi cúng Ông Táo bằng cây Mía sẽ giúp cho ông Táo bắc cầu thật nhanh qua Vũ Môn để về trời thuận lợi nhất. Và do vậy hằng năm vào dịp cúng Ông Táo, Ông Công thì việc cúng hai cây Mía là thường thấy.

Tại Sao Lại Cúng ông Công ông Táo Vào Giờ Ngọ Là đẹp Nhất

♦ Giờ ngọ là giờ đẹp, và ngọ là tượng trưng cho Ngựa, khi tiến hành các hoạt động cúng tế lễ có liên quan đến động Thổ, Thi Công, Buôn bán… thì thường chọn vào giờ Ngọ vì theo quan niệm, giờ Ngọ sẽ khiến mọi việc hanh thông, trôi chảy. Cúng Ông Công Ông táo vào giờ ngọ sẽ khiến việc đi lại giao thông của Các Táo thuận tiện và dễ dàng hơn các khung giờ Khác. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố quan niệm Phong Thủy, trong phong thủy thì chỉ có khái niệm phù hợp hay chưa phù hợp, chính vì thế cúng tiển Ông Táo vào các khung giờ khác đều được, tuy không thuận tiện và gây chút khó khăn cho Các Táo về Chầu Trời nhưng vẫn chấp nhận được.

♦ Vì thực sự, hiện nay, các gia đình đều cúng Ông Táo, ông Công vào lúc Xế Chiều, vì lúc này các gia đình mới đi làm về tới nhà và chuẩn bị lễ vật cũng như các vật phẩm cúng để thực hiện nghi thức. Trong ngày cúng Ông Công Ông Táo cũng rất ít các gia đình được nghỉ trọng vẹn một ngày, vì đây cũng là giai đoạn nước rút căng thẳng cuối năm để chốt kế hoạch kinh doanh cho năm củ và tiến hành thu hồi Công Nợ… Đây là các việc làm căng thẳng.

Mâm cơm cúng Ông Táo về trời cần có  lễ vật gì ?

Mâm Cỗ Cúng ông Công ông Táo đủ

♦ Ngày đưa ông Táo về trời đối với người dân 2 miền đều có nhiều điểm tương đồng với nhau.

♦ Ở Bắc, thông thường mâm cơm ngày cúng ông Táo cũng chuẩn bị chu đáo giống với mâm cơm cúng Tất niên như :  gà luộc, bánh chưng, xôi, đĩa xào thập cẩm, canh giò xương, mâm ngũ quả….

♦ Đặc biệt đối với người miền Bắc là món chè để cúng ông Táo, thường thì sẽ là chè bà cốt, chè xôi chén….. tùy mỗi gia đình có điều kiện nấu món chè gì. Thông thường thì nhà nhà đều chọ chè bà cốt để cúng ông Táo.

♦ Đối với người miền Nam mâm cơm cúng ngày Tết đặc biệt và khác biệt so với người miền Bắc ngoài những món cúng cơ bản thì còn có thêm “ đĩa thèo lèo” đưa ông Táo về trời, đây được xem là điều bất quy tắc đối với người miền Nam. Dù chẳng biết loại thèo lèo (kẹo đậu phộng hoặc kẹo mè đen đóng thành từng miếng vuông ngày Tết) trở thành vật phẩm cúng ông Táo về trời từ khi nào, chỉ biết dù như thế nào, món này cũng không thể thiếu trong lễ vật tiễn ông Táo.

♦ Bên cạnh mâm cơm cúng ông Táo với nhiều món ăn thì lễ vật dùng cúng Ông Táo về chầu trời còn có bộ mũ Táo quân, thông thường là 2 mũ đàn ông( có cánh chuồn) và một mũ đàn bà ( không có cánh chuồn) kèm theo đó là một bộ áo và một đôi hia, tất cả được làm bằng giấy bìa.

♦ Điều quan trọng nhất đối với tục cúng ông Táo chính là tiền vàng mã và cá chép dùng làm phương tiện đi lại của ông Táo về chầu trời. Hiện nay, một số nơi trong miền Nam có thay cá chép bằng “ tàu bay giấy”, tuy nhiên chỉ rất ít.

♦ Hiện nay ngoài thị trường, nhất là thị trường Online, việc bán các sét mâm cỗ cúng Ông Công, Ông Táo rất phổ biến. Các gia đình nào bận rộn vào ngày này hoàn toàn có thể đặt một mâm cổ để cúng mà không phải mất nhiều công sức chuẩn bị. Tuy nhiên tự chuẩn bị sẽ chu toàn và được xem như là một việc làm ý nghĩa nhất.

Ngày đưa ông Táo về trời 

Cúng ông Công ông Táo Nơi Khô Ráo Sạch Sẽ

♦ Theo tín ngưỡng nhân gian và truyền thống của người Việt thì ngày 23 tháng chạp hàng năm được lấy làm ngày cúng Ông Táo thường được gọi là ngày cúng ông Công, ngày tiễn ông Táo hay ngày Tết Táo quân. Trong nhiều lối nói dân gian, ngày này được gọi là ngày Táo về chầu Trời.

♦ Một năm mới sắp bắt đầu, tục cúng đưa ông Táo về chầu trời nhằm đưa vị thần quanh năm cai quản việc bếp núc trong gia đình mỗi người về chầu Ngọc Hoàng Đại Đế và tâu lại việc nấu nướng, làm ăn và cả những hành động cư xử của gia đình trong một năm đó. Tục lệ cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp được tổ chức hằng năm với những điều yêu cầu cơ bản sau :

  •  Chọn ngày giờ thích hợp nhất để đưa táo về chầu trời
  •  Chuẩn bị mâm cơm cúng ông Táo về chầu trời
  •   Bài văn khấn cúng ông Táo về chầu trời

Kiều Thư

23 cúng ông Công ông Táo tháng Chạp cần mua những gì và những điều lưu ý khi cũng ông công ông táo bạn cần biết

Thiện nguyện Đoàn nghệ thuật tiếng hát Trường Sơn đồng hành cùng đất nước, đồng hành cùng nhân dân  cùng người nghèo

Thiện nguyện – Hà Nội xuất cơm yêu thương

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button