Đau mỏi vai gáy – Những triệu chứng không nên xem thường

Đau mỏi vai gáy là bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy là cảm giác đau mỏi, tê bì khó chịu vùng cổ, vai gáy. Nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là đau cổ vai gáy, đau tê dại vùng vai, gáy, đôi khi đau bả vai lan xuống cánh tay, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Hiện tượng này có thể kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều tháng,…

Triệu chứng đau vai gáy không nên xem thường

Đau mỏi vai gáy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Cơn đau sẽ tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Do phải ngồi làm việc tới 7 – 8 tiếng/ngày nên dân văn phòng thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh đau vai gáy rất cao. Vậy nên, cần tìm hiểu kỹ xem các nguyên nhân gây bệnh đến từ đâu để biết cách phòng tránh từ sớm.

Nguyên nhân đau vai gáy thường trực

Ngồi làm việc sai tư thế và quá lâu

Các mô, gân, và cơ của cổ khá mềm và do đó có thể dễ dàng bị giãn ra, gây đau mỏi nếu cổ bị nghiêng hoặc vươn ra phía trước trong một thời gian dài. Điều này thường xảy ra khi một người ngồi làm việc trước máy tính, khiến cổ có xu hướng vươn ra phía trước. Điều tương tự cũng xảy ra ở những người sử dụng điện thoại quá lâu, các mô cơ của cổ bị giãn ra, giảm lượng máu lưu thông và dễ dẫn đến tình trạng đau mỏi vùng cổ, gáy.

Thói quen xấu:

Một số thói quen như dựa đầu vào ghế, kê gối nằm ngủ quá cao hoặc quá thấp, nằm nghiêng một bên lâu… Đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy. Do những thói quen này có thể làm giảm quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ, từ đó gây thiếu máu cục bộ ở các cơ, kéo theo nguy cơ đau ở vùng cổ, gáy…

Làm việc quá sức:

Việc ngồi tại chỗ suốt cả ngày của dân văn phòng chẳng những khiến các cơ bị kéo căng mà còn gây mất cân bằng vi chất trong cơ. Bên cạnh đó, những công việc nặng nhọc, đòi hỏi phải mang vác nặng thường xuyên cũng có thể gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy.

Mang vác nặng:

Thường xuyên bưng bê, mang vác quá sức hoặc sai tư thế là nguyên nhân đau vai gáy cơ học hàng đầu.

Hút thuốc lá:

Khói thuốc lá làm giảm đi lượng oxy đi nuôi cơ bắp và da, khiến cơ xương hoạt động không hiệu quả, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa, đau vai gáy.

Stress kéo dài:

Khi bị căng thẳng trong thời gian dài, cơ thể có thể phản ứng lại gây hiện tượng co cứng cơ, đau đớn một số vùng trên cơ thể, trong đó có vùng vai gáy.

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng:

Đau vai gáy còn do cơ thể thiếu một số vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi sẽ làm cho dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu dẫn tới tê bì, đau đớn vùng vai gáy.

Gối nằm không phù hợp

Nếu bạn thức dậy mà thấy vùng cổ, vai, gáy mỏi nhừ thì có lẽ là bạn đã nằm trên một chiếc gối không phù hợp với cơ thể. Một chiếc gối quá cứng, quá mềm, quá dày hay quá mỏng đều có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và vùng cổ của bạn.

Tắm khuya

Tắm khuya thường mang lại cảm giác sạch sẽ và sảng khoái, nhất là vào mùa hè. Tuy nhiên đó chỉ là “cảm giác”. Thực tế, tắm khuya dễ khiến chúng ta nhiễm phong hàn do sự chênh lệch nhiệt độ bên ngoài và cơ thể. Từ đó làm tắc trở sự vận hành của khí huyết kinh lạc mà gây bệnh.

Ngoài những nguyên nhân trên thì một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như ngồi lâu trước quạt, điều hòa, hay đi dầm mưa, không đội mũ khi đi ngoài trời nắng… đều có thể là những tác nhân gây rối loạn mạch và dẫn đến tình trạng đau vai gáy.

Ngoài các nguyên nhân trên còn có thể do đang mắc các bệnh lý cột sống cổ như: Thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống cổ… là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy phổ biến nhất hoặc các bệnh như:

  • Bệnh lý dây thần kinh: Rối loạn chức năng dây thần kinh hoặc các dây thần kinh bị kéo dãn quá mức gây ra đau.
  • Bệnh lý khớp vai: Đau vai gáy có thể là dấu hiệu của các tổn thương khớp vai, trật khớp vai, thoái hóa khớp vai…
  • Bệnh loãng xương: Loãng xương làm cho xương trở nên giòn yếu và gây nên các cơn đau vai gáy.
  • Bệnh túi mật: Sỏi mật xuất hiện khi túi mật không thể hoạt động bình thường, dẫn tới các cơn đau sau gáy hoặc giữa bả vai…

Biểu hiện của hiện tượng đau mỏi vai gáy

  • Xuất hiện những cơn đau nhẹ: Khi mới mắc bệnh, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhói nhẹ ở cơ cổ gáy, vùng vai và phần lưng phía gần cổ.
  • Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc nặng, ngồi quá lâu trên bàn làm việc với cùng 1 tư thế.
  • Cơn đau vai gáy tăng khi hoạt động mạnh, giảm khi nghỉ ngơi.
  • Mỗi khi hoạt động mạnh, đi lại nhiều, vận động cổ thì cơn đau có dấu hiệu tăng lên, thậm chí hắt hơi cũng thấy đau.
  • Cảm giác hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu… Do lượng máu lưu thông lên não giảm.
  • Cơn đau gáy có thể lan rộng đến bả vai, cánh tay (một hoặc hai bên) khiến vai và tay luôn bị tê mỏi, nặng nề, khó vận động.
  • Khó cử động cổ: Người bệnh sẽ không thể quay cổ ra đằng sau như bình thường được mà chỉ có thể nghiêng sang trái hoặc phải. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện mỗi khi cử động cổ và khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Nếu chỉ đau mỏi vai gáy do thói quen sinh hoạt thì cơn đau chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và sẽ tự hết. Trường hợp đau vai gáy do bệnh lý thì ngoài đau mỏi ở cổ, vai gáy thì cơn đau có thể lan lên đầu, xuống cánh tay và các ngón tay gây tê bì, rối loạn cảm giác, khó cử động linh hoạt. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng liệt cơ, teo cơ… Nếu không được điều trị sớm.

5 biểu hiện đau mỏi cổ vai gáy có thể gây teo cơ, tàn phế

Đau mỏi cổ vai gáy có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến xương khớp như dính khớp bả vai, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, vẹo cột sống cổ… Nếu có 1 trong 5 biểu hiện dưới đây, bạn nên thăm khám bác sỹ kịp thời để tránh những biến chứng nặng nề như teo cơ, tàn phế…

  1. Vùng cổ và vai gáy xuất hiện những cơn đau lúc âm ỉ, lúc dữ dội kéo dài liên tục hoặc có thể nhanh chóng chấm dứt nhưng sau đó sẽ bị tái phát lại.
  2. Những cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc lao động nặng. Một số trường hợp người bệnh bị nhiễm lạnh cũng có thể bị đau.
  3. Cơn đau cổ có thể lan rộng lên mang tai và thái dương, hoặc đau sau gáy lan xuống gây mỏi nhức vai, tê bì cánh tay gây cảm giác nặng nề, khó cử động.
  4. Mức độ đau sẽ tăng khi đi, đứng hoặc ngồi lâu, hoặc thay đổi thời tiết khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn và giảm dần khi nghỉ ngơi.
  5. Một số trường hợp đau có thể kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, khó nuốt. Tình trạng kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, khó ngủ, tinh thần và sức khỏe giảm sút.

Các cách điều trị đau vai gáy cần biết

Thực tế chung cho thấy rất ít bệnh nhân đau vai gáy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám mà hầu hết đều tự mua thuốc giảm đau về uống nên rất nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu các cơ chế cũng như phương pháp điều trị hiện có:

Cơ chế điều trị Tây Y:

  • Ức chế đường truyền tín hiệu đau nhức giúp giảm đau tức thì.
  • Kháng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm xương khớp.
  • Giãn cơ vân, giải phóng áp lực chèn ép cột sống cổ.

Bằng các phương pháp:

  • Thuốc Tây: Thuốc giảm đau (paracetamol, tylenol 8H….), thuốc kháng viêm không steroid (diclofenac, meloxicam celecoxib,…), thuốc giãn cơ (mydocalm, myonal, diazepam), thuốc giãn cơ vân (myonal, mydocalm…).
  • Phẫu thuật: Nếu cơn đau vai gáy không thuyên giảm và thuốc giảm đau không còn tác dụng thì biện pháp phẫu thuật sẽ được tiến hành. Có 2 hình thức phẫu thuật: dùng laser hoặc phẫu thuật hở.
  • Kéo giãn cột sống: Là những dụng cụ giúp hỗ trợ điều trị đau vai gáy và làm giảm các cơn đau nhức hiệu quả.

Cơ chế điều trị Đông Y:

  • Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh hoạt lạc.
  • Thanh nhiệt giải độc.
  • Bổ can thận, bổ khí huyết.

Bằng các bài thuốc nam như:

  • Bài thuốc 1: 50 hạt gấc chín rửa sạch, để ráo nước, nướng xém vỏ, để nguội rồi đập dập vứt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài. Giã nát phần nhân bên trong rồi cho vào lọ thủy tinh, đổ 1,5 lít rượu trắng vào lọ, đậy nắp kín, sau đó bỏ ra xoa bóp.
  • Bài thuốc 2: Người bệnh đau vai gáy lấy một nắm lá ngải cứu mang rửa sạch và 1 nắm muối trắng đem sao vàng lên, cho tất cả vào 1 túi vải sạch. Chườm lên vùng bị đau 15 phút.
  • Bài thuốc 3: Lấy 1 quả cam, cắt phần đầu quả cam bỏ đi. Cho một ít phèn chua, 1 củ hành khô vào phần ruột quả cam. Sau đó, đặt lên bếp để nướng dưới lửa nhỏ. Sau 15 phút, cắt quả cam ra lát mỏng rồi đắp vào vùng bị đau.
  • Bài thuốc 4: Lấy 30g rễ cây xấu hổ, thái nhỏ, tẩm rượu, sao thơm lên. Sau đó đun cùng 300ml đến khi cạn còn 100ml thì dừng, uống 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc 5: Dùng 2 củ gừng tươi, giã nát, thêm một chút muối và giấm gạo trộn đều. Đắp hỗn hợp thuốc lên vị trí bị đau vai gáy khoảng 15 phút sẽ thấy giảm đau nhức.

Vật lý trị liệu

  • Châm cứu: Chữa đau vai gáy bằng châm cứu giúp cơ thể giải phóng hoocmon endorphin – loại hoocmon được coi như thuốc giảm đau tự nhiên an toàn và hiệu quả.
  • Xoa bóp bấm huyệt: Có tác dụng giảm tắc nghẽn tại huyệt vị, lưu thông mạch máu giúp người bệnh đau vai gáy cử động linh hoạt.
  • Giác hơi: Giúp đả thông kinh mạch, hoạt huyết, phục hồi tổn thương đối với bệnh nhân do bệnh lý.

Bài tập tại nhà

Các bài tập cổ vai gáy tại nhà là một liệu pháp hỗ trợ điều trị đau vai gáy rất quan trọng. Sự phối hợp kéo và căng cơ, kéo giãn của các bài tập giúp giải tỏa đè nén đồng thời tăng cường sức bền cho cột sống vô cùng hiệu quả.Ngoài ra các bài tập còn hỗ trợ đưa dưỡng chất phục hồi tổn thương cột sống.

Tham khảo thêm các bài tập: NHỮNG BÀI TẬP CHỮA ĐAU MỎI VAI GÁY CHO DÂN VĂN PHÒNG

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đau vai gáy

Để quá trình điều trị đau vai gáy đạt hiệu quả cao, người bệnh cần kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng hằng ngày:

  • Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý ngừng điều trị khi thấy cơn đau đã thuyên giảm.
  • Hạn chế các hoạt động xoay vặn mạnh cột sống cổ vì có thể gây thêm các tổn thương cho dây thần kinh.
  • Tránh nằm hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu có thể khiến các cơ vùng cổ bị co cứng, kém linh hoạt.
  • Thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ cổ được thư giãn như xoay cổ, ngửa đầu trước sau, xoay đầu qua 2 bên,…
  • Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho xương khớp như Canxi, Omega-3, Vitamin C-D-E, Clucosamine & Chondroitin,…
  • Hạn chế các thức ăn nhanh, nhiều dẫu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Cách phòng tránh bệnh đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy là triệu chứng thường gặp của nhân viên văn phòng hoặc những đối tượng thường xuyên làm việc với tư thế cố định, ít vận động như nhân viên lập trình máy tính, kế toán, kiến trúc sư…Để phòng ngừa đau vai gáy, mọi người nên thay đổi thói quen khi ngồi làm việc:

1. Không ngồi quá lâu trong thời gian dài, nên thay đổi tư thế hoặc đứng lên vươn vai đi lại sau 1-2 tiếng làm việc.
2. Đặt màn hình máy tính ngang tầm mắt, điều chỉnh chiều cao bàn ghế phù hợp sao cho khuỷu tay vuông góc với mặt bàn khi gõ máy.
3. Tránh các tư thế xấu: Xoay đầu thường xuyên về bên đau, đọc sách/xem điện thoại ở tư thế cổ gập lâu… Đều là một trong những thói quen nên sửa bỏ để tránh làm tổn hại nghiêm trọng vùng cổ.
4. Không dùng bả vai và đầu để giữ điện thoại khi nói chuyện.
5. Không nằm ngủ gục mặt trên bàn.
6. Bỏ thói quen bẻ khớp cổ: Đừng nghĩ rằng thói quen bẻ khớp cổ sẽ giúp bạn đỡ nhức mỏi. Trái lại, chúng sẽ gây hại và khiến cho tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.
7. Tập thể thao thường xuyên: Các bài tập ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ… Đều có thể giúp bạn khắc phục tình trạng đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên, bạn không nên tập quá sức với các bài tập này và hãy nghỉ giải lao giữa mỗi bài tập khoảng 3 phút. Khi cảm thấy có hiện tượng đau mỏi thì nên đợi cho hết đau hoàn toàn rồi mới tập tiếp.
8. Nếu được hãy đứng làm việc
Để ngăn ngừa đau mỏi vai gáy, bạn hãy chọn mua loại bàn có thể điều chỉnh độ cao để có thể đứng làm việc. Đứng sẽ giúp bạn cải thiện sức mạnh các cơ trọng tâm, từ đó cải thiện tư thế của bạn.
Khi đứng làm việc, bạn điều chỉnh để máy ở ngang tầm mắt sao cho bạn không phải ngước quá cao hay cong lưng để nhìn xuống.

9. Nghỉ ngơi thường xuyên khi làm việc
Ngồi cả ngày trước màn hình máy tính không tốt cho sức khỏe nói chung và vai nói riêng. Tư thế ngồi làm cột sống phải chịu áp lực lớn hơn và từ đó gây đau mỏi vai gáy mãn tính.
Ngồi trong một khoảng thời gian dài có thể gây tổn hại lên cơ, xương, gân, dây chằng, làm ảnh hưởng lên vùng cổ, vai và lưng dưới. Hơn nữa, ngồi quá lâu có thể làm các cơ dễ bị đau và căng khi bạn hoạt động mạnh đột ngột.

Các chuyên gia khuyên bạn nên nghỉ 5 phút sau khi ngồi làm việc 30 phút. Khi nghỉ, bạn có thể xoay tay và cánh tay. Bạn cũng nên nhắm mắt và thư giãn cả cơ thể một chút.

Thỉnh thoảng bạn hãy rời bàn và đi bộ vòng quanh. Sau 2-3 tiếng, bạn hãy đi bộ 10 phút có thể giảm áp lực lên vùng cổ và vai một cách đáng kể.

10. Khi ngủ

Độ cao thích hợp cho một chiếc gối với người trưởng thành là khoảng 10 – 15cm (chưa bị ép xuống). Bạn có thể chọn gối phù hợp với tư thế ngủ của mình. Nếu hay nằm ngửa, hãy chọn gối lõm ở giữa; nếu hay nằm nghiêng thì bạn có thể chọn chiếc gối phồng hơn.

Việc ngủ đôi khi cũng tác động tới những cơn đau mỏi vai gáy. Khi ngủ bạn không nên nằm sấp, hãy cố gắng nằm ngửa để cột sống được nâng đỡ đúng cách và vai được thẳng hàng với cơ thể. Việc nằm xoay người sang một bên khi ngủ hay kê nhiều gối có thể kéo căng cơ và gây đau.

Bạn cũng nên lựa nệm chắc chắn để cơ thể được nâng đỡ tốt hơn. Gối của bạn cần có độ mềm vừa phải để có thể đỡ được cổ và vai. Bạn không nên kê gối sâu xuống phần vai mà chỉ nên để gối dưới đầu và cổ thôi nhé.

Tư thế làm việc:

  • Mắt ngang với mép trên của máy tính.
  • Vai thoải mái.
  • Cổ tay song song với sàn nhà.
  • Ghế nên có chỗ tựa tay và chỉnh độ cao của ghế để chỗ tựa tay bằng với mặt bàn.
  • Ghế đở lấy đùi.
  • Đầu gối gấp khoảng 90-110 độ.
  • Bàn chân để thẳng trên nền nhà.

Ngăn ngừa đau mỏi vai gáy không hề khó mà chỉ cần bạn chú ý thay đổi không gian và cách làm việc một chút. Những cơn nhức mỏi vai gáy sẽ không còn nữa nếu bạn chú ý quan tâm sức khỏe của mình hơn đấy.

Mục nhập này đã được đăng trong Chưa phân loại. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *