Đời sốngGóc gia đìnhGóc làm đẹpGóc sức khỏe
Xu hướng

9 loại thực phẩm gây hại cho răng miệng chúng ta nên biết, không phải chỉ những người mới trông răng.

Việc đánh răng, vệ sinh răng miệng hàng ngày là một trong những thói quen hàng ngày của chúng ta, nhưng nếu chúng ta thường xuyên ăn những đồ ăn có tính chất ảnh hưởng, ghây hại cho răng, không phải chỉ những người mới làm răng hay trồng răng giả mà những người bình thường như chúng ta cũng sẽ khiến hàm răng của chúng ta ngày càng yếu đi.

1. Đồ ăn quá lạnh có thể gây ảnh hưởng cho răng

đồ ăn Lạnh

Ăn đồ ăn quá lạnh hay uống nước đá nhiều không chỉ gây ra viêm họng hoặc các bệnh về dạ dày, đường ruột nó cũng là một trong những nguyên nhân rất lớn khiến ghây ra cho răng miệng của chúng ta yếu đi rất nhiều, ghây ê buốt… đồ ăn quá lạnh còn ghây ra sốc nhiệt cho cơ thể đây cũng là nguy cơ ghây ra ung thư vòng họng rất lớn, vậy lên các bạn nên hạn chế đồ ăn quá lạnh đối với cơ thể.

2. Nước có ga

Các loại nước ngọt có ga chứa cùng lúc lượng lớn đường và axit. Do đó, chúng không chỉ không tốt cho vòng eo mà còn gây hại lên bộ răng của bạn. Nếu nhấm nháp một lon nước ngọt có ga cả ngày, về cơ bản bạn sẽ bọc răng bằng cả đường và axit. Chúng ăn mòn răng bạn, gây tổn hại men răng. Thêm vào đó, chúng làm khô miệng của bạn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây hại. Ngoài ra, nước có ga với màu tối có thể làm mất màu hoặc nhuộm màu răng của bạn.

Nước Uống Có Ga

Nếu bạn là một tín đồ của nước ngọt có ga, hãy uống bằng ống hút. Điều này giúp hạn chế nước tiếp xúc với bề mặt răng và giảm bớt tác hại. Tương tự như vậy với các loại nước ép hay nước giải khát có vị chua khác. Nên uống nhanh gọn, không nhâm nhi chúng và tráng miệng lại bằng nước lọc nếu được.

Lưu ý quan trọng cho bạn: Tuyệt đối không đánh răng ngay sau khi ăn hay uống các sản phẩm có nồng độ axit cao. Nên đợi ít nhất 1 giờ sau đó.

3. Đồ ăn có tính dính

Kẹo ngọt không tốt cho răng thì ai cũng biết, nhưng kẹo có tính dính tàn phá răng khủng khiếp hơn nhiều. Một số ví dụ như kẹo dừa, kẹo mạch nha, caramen…

Đối với các thực phẩm giàu tinh bột, ngoài việc là nguồn cung cấp đường cho vi khuẩn trong miệng, chúng còn gây hại thông qua tính dính. Tính dính của thực phẩm làm chúng khó bị rửa trôi và có thời gian lưu lại trong miệng lâu hơn. Điều này giúp vi khuẩn có nhiều thời gian để chúng tha hồ ăn đường.

Một số người quan niệm rằng trái cây khô là một món ăn nhẹ lành mạnh. Điều đó có thể đúng. Nhưng nhiều loại quả sấy khô như mơ, mận, nho, chuối… có đặc tính dính.

Kẹo Dẻo
Kẹo rẻo, hoa quả sấy ghây dính răng

Nếu chúng bị mắc kẹt vào răng và kẽ hở sẽ để lại rất nhiều đường. Nếu bạn thích ăn hoa quả khô, hãy chắc chắn rằng mình vệ sinh sạch sẽ răng sau đó.

4. Thực phẩm, trái cây có vị chua

đồ ăn Chua Cay

Nhiều loại trái cây tươi ngon và cung cấp cho chúng ta nguồn vitamin C phong phú. Đó là cam, chanh, bưởi, kiwi, xoài… Chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Nhưng một thực phẩm tốt cho cơ thể chưa chắc đã tốt cho răng.

Trên thực tế, hàm lượng axit trong hoa quả có thể làm mòn răng. Mòn răng gây ê buốt và có thể khiến răng dễ bị sâu hơn. Đặc biệt với nước ép trái cây, hầu hết các loại nước ép đều được cô đặc. Hậu quả là bạn tiếp xúc với nồng độ axit cao hơn so với ăn trái cây tươi. Thêm vào đó, axit từ cam quýt có thể gây khó chịu cho vết loét miệng. Nếu bạn muốn bổ sung các dưỡng chất và vitamin từ trái cây, hãy ăn và uống chúng vào bữa ăn và tráng miệng lại với nước sau đó.

Một thủ phạm khác gây mòn và ê buốt răng rất hay xuất hiện trong bữa cơm hằng ngày của chúng ta là các loại dưa cà muối chua. Nồng độ axit trong các loại rau củ muối chua này rất cao. Axit không những gây ảnh hưởng đến men răng mà còn đến các bộ phận khác của đường tiêu hoá. Do đó, tốt nhất là bạn nên hạn chế sử dụng dù biết rằng mùi vị của chúng thật sự hấp dẫn.

5. Đồ ăn cứng

đồ ăn Cứng

Bản chất của những đồ ăn cứng thì không xấu. Nhưng cách bạn ăn chúng có thể gây tác hại xấu đến răng và khớp thái dương hàm.

Đừng bao giờ cố gắng dùng răng để cắn vỡ một cục xương hay một chiếc càng cua. Vì có thể thứ vỡ sẽ là răng của bạn.

Tương tự với nước đá, nhiều người có sở thích nhai nước đá. Tuy nhiên, đây là một thói quen rất có hại. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, nhai một chất cứng có thể làm hỏng men răng và khiến bạn dễ gặp phải các vấn đề không mong muốn về răng như sứt mẻ, nứt, hoặc thậm chí là gãy răng. Bạn có thể dùng nước đá để làm lạnh đồ uống, nhưng không nên nhai nó. Để chống lại sự thôi thúc nhai đá, hãy chọn nước lạnh hoặc đồ uống đã được làm lạnh mà không có đá.

Bên cạnh các tác hại có thể gây ra cho răng, việc cố gắng nhai những đồ cứng hay dai gây áp lực lên hệ thống khớp và cơ nhai. Nếu áp lực lặp lại thường xuyên dẫn tới quá tải có thể gây các bệnh lý rối loạn cơ khớp hệ thống nhai, như viêm khớp thái dương hàm.

6. Đồ uống chứa cồn

Chúng ta đều biết rằng sử dụng nhiều rượu bia hay các thức uống chứa cồn không tốt cho sức khoẻ. Nhưng bạn có nhận ra rằng khi uống, bạn bị khô miệng? Đó là một trong những tác hại lớn nhất của chúng lên răng miệng.

đồ Uống Có Cồn

Nước bọt ngăn thức ăn dính vào răng và rửa trôi các hạt thức ăn, giữ răng sạch sẽ. Nước bọt thậm chí còn giúp làm lành các dấu hiệu sớm của sâu răng, bệnh nướu răng và các bệnh nhiễm trùng răng miệng khác.

Đồ uống chứa cồn gây giảm lượng nước bọt trong miệng. Chúng có thể gây khô miệng trầm trọng. Khô miệng kéo theo hàng loạt vấn đề khác về sâu răng, mòn răng, bệnh nướu răng, nấm miệng… Do đó, nếu muốn răng miệng khoẻ mạnh, tốt nhất bạn không nên uống quá nhiều rượu bia. Luôn nhớ uống đủ nước để miệng có độ ẩm thích hợp nhé.

7. Ăn uống vì hàm răng khoẻ mạnh

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) đưa ra những lời khuyên sau đây để giúp giảm nguy cơ sâu răng từ thực phẩm bạn ăn:

  • Ăn thực phẩm có đường trong bữa ăn. Miệng của bạn tiết nước bọt nhiều hơn trong bữa ăn.
  • Hạn chế ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính. Nếu bạn thèm ăn vặt, hãy chọn thứ gì đó bổ dưỡng. Nhai kẹo cao su không đường sau khi ăn có thể tăng lưu lượng nước bọt. Nước bọt giúp rửa trôi thức ăn và axit.
  • Uống nhiều nước hơn. Nước chứa fluoride có thể giúp ngăn ngừa sâu răng. Nếu bạn chọn nước đóng chai, hãy kiểm tra hàm lượng fluoride chứa trong đó.
  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày.

8. Bánh kẹo ngọt

Không ngạc nhiên khi đồ ngọt đứng đầu danh sách những thực phẩm gây hại cho răng. Lượng đường của những vụn bánh kẹo đọng lại trong các ngóc ngách miệng là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây sâu răng.

Bánh Kẹo Ngọt

Trong các yếu tố gây sâu răng, tần suất ăn đường quan trọng hơn tổng lượng đường ăn vào. Do đó, nếu muốn ăn đồ ngọt, hãy ăn chúng trong bữa ăn của bạn. Đừng quên chải răng sạch sẽ sau đó. Tuyệt đối không nhâm nhi đồ ăn vặt và nói không với các loại kẹo ngậm kéo dài trong miệng nhé.

Tin vui cho bạn đó là một số nghiên cứu cho thấy sô cô la đen (70% ca cao) đem lại những lợi ích nhất định cho sức khoẻ cũng như giảm nguy cơ sâu răng. Nếu quá thèm ăn vặt, bạn có thể lấy một miếng sô cô la đen để thay thế bánh kẹo ngọt.

9. Đồ ăn quá cay, nóng gây ảnh hưởng cho răng

đồ ăn Cay Nong

Việc ăn đồ ăn cay nóng, không những sẽ ghây ra nhiều bệnh về huyết áp, đường ruột dạ dày, tá tràng nó còn ảnh hưởng rất lớn tới răng miệng và mất các phần men răng khiến bạn bị đau răng, nhiệt miệng lợi, ảnh hưởng tới chân răng. Không những vậy việc bạn ăn đồ ăn nóng vào sau đó uống một ly nước đá lanh rất nghuy hiểm nó sẽ ghây sốc nhiệt cho cơ thể dẫn đến rất nhiều bệnh nó cũng là một trong những nguyên nhân ghây ung thư vòng họng rất lớn. Để cơ thể được khỏe mạnh các bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh,

Trân trọng.

Kiều Thư

Sự khác biệt giữa hàm răng giả và cấy ghép răng Implant

Những thực phẩm không nên ăn khi mới làm răng giả

9 điều nên biết trước khi trồng răng giả?30

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT CÙNG TÁC GIẢ

Back to top button