5 ưu nhược điểm của quả nhỏ mà bạn nên biết
1.1. Nho có nguồn gốc từ đâu
Nho là một loại quả mọng xuất phát từ các loài cây thân leo thuộc chi Nho (Vitis). Quả nho mọc thành chùm từ 6 đến 300 quả, chúng có màu sắc khác nhau như vàng, lam, lục, đen, đỏ – tía hay trắng. Khi chín, quả nho có thể được sấy khô để làm nho khô hoặc ăn tươi, cũng như được dùng để sản xuất các loại rượu vang, nước quả, thạch nho, dầu hạt nho, mật nho, .
Trồng nho vào mùa nào? Cây nho ưa khí hậu khô, độ ẩm không khí thường xuyên thấp và nhiều nắng. Phải tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết khí hậu trước khi dự định trồng nho. Điều kiện tiên quyết khi trồng nho là nơi trồng cần có một mùa khô đủ dài để nho tích lũy đường. Nên trồng nho ở những nơi được che chắn kỹ nhưng hứng nắng, tránh những vùng có gió bão vì gió to có thể làm đổ giàn, rụng quả, dập lá.
Nho thuần hóa đã bắt đầu được trồng vào khoảng 6.000 – 8.000 năm trước ở Cận Đông. Bằng chứng khảo cổ xa xưa nhất về vị trí làm rượu vang của con người là ở Gruzia cách nay 8.000 năm. Vitis vinifera là giống nho được thu hoạch phần lớn, và cũng là loài làm rượu vang châu Âu bản địa của vùng Địa Trung Hải và Trung Á.
1.2. Các loại nho
Tại Việt Nam có một số loại nho đang được trồng cũng như được nhập khẩu từ nước ngoài bao gồm:
1.2.1. Nho đỏ
Giống nho đỏ Việt Nam có những tác dụng tốt cho sức khỏe và thường đi kèm với đó là mức giá cả khá phải chăng. Nho đỏ quả tròn, vỏ mỏng và bóng như lớp vỏ lụa nhưng thịt dày, trái to cỡ đầu ngón tay cái, quả khi chín có đỏ đậm, khi ăn có vị chua chua ngọt ngọt. Đây là loại quả này khá phổ biến trong các loại nho ở Việt Nam và được nhiều người yêu thích.
1.2.2. Nho Ninh Thuận
Nho Ninh Thuận có hai loại tiêu biểu là nho đỏ và nho xanh. Trái nho nhỏ hình bầu dục, thịt dày và trong, có vị ngọt ngọt chua chua, ít chát, ăn vào hơi giòn. Nhiều người hay lầm tưởng nho Ninh Thuận với giống nho xanh Mỹ, vì chất lượng vượt trội của chúng.
1.2.3. Nho móng tay
Một trong những giống nho rất được ưa chuộng hiện nay là nho đen móng tay. Nho móng tay này có hình dáng vô cùng lạ mắt, giống như ngón tay xinh xắn với hình thuôn dài khoảng 4 cm. Loại quả này ngay khi xuất hiện đã trở thành một hiện tượng vì hương vị thơm ngon không thể khước từ.
1.2.4. Nho xanh
Ninh Thuận và nhiều tỉnh thành trong cả nước cũng trồng rộng rãi giống nho xanh. Quả khi chín có màu xanh hơi ngả vàng nhạt, ngọt đậm không gắt, chua rất nhẹ, vỏ dày, chất lượng quả ngon tương đương nho nhập nội. Nho xanh ít hạt và cho thịt quả giòn.
1.2.5. Nho Mỹ
Nho đen không hạt Mỹ chinh phục được sự ưa chuộng tại Việt Nam với hình tròn thon, vỏ mỏng và có màu đen sẫm. Hiện nay giống nho đen không hạt đang tạo nên một cơn sốt trên thị trường hoa quả kể từ khi được du nhập vào nước ta.
Nho Mỹ không hạt, ăn rất ngọt nhưng vẫn có vị thanh mát. Nho đen là loại hoa quả giúp tăng cường miễn dịch tốt và làm chậm quá trình lão hóa, đặc biệt rất giàu dinh dưỡng.
1.3. Thành phần dinh dưỡng có trong quả nho
Mỗi 100g nho cũng cấp một lượng chất dinh dưỡng như sau:
Các chất dinh dưỡng cơ bản
- Năng lượng 69 kcal
- Chất béo 0,2 g
- Chất bột đường 18,1 g
- Protein 0,7 g
Nho chứa vitamin gì?
- Vitamin A: 66 IU
- Vitamin C: 10,8 mg
- Vitamin E: 0,2 mg
- Vitamin K: 14,6 mg
- Vitamin B1: 0,1 mg
- Vitamin B2: 0,1 mg
- Vitamin B3: 0,2 mg
- Vitamin B6: 0,1 mg
- Folate : 2 mcg
- Vitamin B5: 0,1 mg
- Choline: 5,6 mg
- Canxi: 10 mg
- Sắt: 0,4 mg
- Magie: 7 mg
- Phốt pho: 20 mg
- Kali: 191 mg
- Natri: 2 mg
- Kẽm: 0,1 mg
- Đồng: 0,1 mg
- Mangan: 0,1 mg
- Selen: 0,1 mcg
2. Ăn nho có tác dụng gì?
2.1. Tốt cho tim mạch
Người ta tìm thấy các chất resveratrol trong cấu trúc vỏ mỏng của quả nho, có cấu trúc hóa học tương đồng với hormone estrogen ở người. Chúng có tác dụng bảo vệ thành mạch máu trong cơ thể và làm giảm cholesterol. Điều này giải thích tại sao uống rượu vang đỏ lại có tác dụng tốt cho tim mạch. Chất proantho – cyanidin trong cao làm từ hạt nho, là chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nhiều bệnh nan y, chống xơ vữa động mạch và quá trình lão hóa sớm.
2.2. Giúp bảo vệ cơ thể
Polyphenol trong quả nho có tác dụng chống oxy hóa, chống lại sự hình thành các gốc tự do, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể.
Vì vậy ăn nho giúp con người trẻ lâu, tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các loại virus và làm giảm nếp nhăn. Ngoài ra đường gluco và fructose dễ hấp thụ trong quả nho cùng các vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
2.3. Tác dụng thải độc trong cơ thể
Nho còn có tác dụng đặc biệt là đào thải chất độc trong cơ thể. Nho có ích cho quá trình tái tạo máu đồng thời giúp gan quét đi lượng độc tố có hại trong cơ thể. Trong nho có lượng nước, kali cao (có tác dụng lợi tiểu), giàu chất xơ (thúc đẩy quá trình tiêu hóa) làm tăng khả năng thải độc của loại quả giàu dinh dưỡng này.
3. Các món ăn với nho
Bạn có thể sử dụng nho như trái cây ăn hằng ngày rất tốt hoặc có thể chế biến thành các loại nước ép, rượu, mứt,… đều được.
Ngoài ra, trong Đông Y, toàn cây nho còn được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh như:
Chữa đau lưng, mỏi gối, thũng đầy, nôn oẹ, buồn nôn hay thai động trồi lên: Sắc lá, dây, rễ của cây nho khoảng 20 – 40g, uống hằng ngày.
Chữa động thai hay nôn nghén: Ăn hay sắc uống hằng ngày khoảng 40g quả nho.
Tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu: Nho tươi, ngó sen, sinh địa hoàng lượng vừa đủ, phối hợp với 150g mật ong. Trước hết lấy 3 vị thuốc giã nát từng thứ, vắt lấy nước lấy đủ 1 lít, pha mật ong vào trộn đều, sắc nhừ, mỗi lần 100 ml, mỗi ngày dùng 3 lần trước bữa ăn nửa giờ.
4. Lưu ý khi sử dụng nho liệu bạn đã biết?
Mặc dù nho tốt cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng ăn được nó. Dưới đây là một số điều bạn cần chú ý khi dùng nho:
Người đang điều trị bệnh tăng huyết áp
Nho làm chậm chuyển hoá thuốc.do ức chế canxi. Ở bệnh nhân đang điều trị bệnh tăng huyết áp nên kiêng hoặc ăn ít nho, uống ít nước nho để tránh gây tăng hiệu lực của một số thuốc như Diltiazem, Verapamil. Kali trong nho cũng tương tác với các thuốc ức chế men chuyển (Benzapril, captopril) để chữa tăng huyết áp, cho nên khi dùng thuốc đó tránh hoặc ăn ít nho.
Người bị viêm loét dạ dày
Trong nửa cốc nước ép nho (125ml) có chứa tới 23 – 66 mg vitamin C sẽ không tốt cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Do vậy những người mắc bệnh này nên hạn chế hoặc không nên ăn nho.