Khi mới bắt đầu tiết kiệm, bạn có thể thử với một cái gì đó đơn giản. Ngân sách đơn giản nhất là ngân sách 80/20, với việc cam kết tiết kiệm 20% thu nhập của bạn và 80% cho mọi thứ khác. Tương tự, ngân sách 50/30/20 cho phép bạn tiết kiệm 20%, sau đó chia phần còn lại thành 50% cho nhu cầu và 30% cho mong muốn.
Nhưng nếu bạn cần thứ gì đó cụ thể và có cấu trúc hơn thế một chút và không muốn cam kết với một bảng tính ngân sách đầy đủ, thì có một phương pháp hữu ích khác.
Ngân sách 5 danh mục sau đây cho phép bạn chia nhỏ chi tiêu của mình thành các danh mục đơn giản, cơ bản, vì vậy bạn có thể biết mình cần chi tiêu cho những khoản nào và thực hiện điều chỉnh nếu cần.
Nếu bạn tuân theo ngân sách này, bạn sẽ tự động dành một phần tiền của mình để trả nợ và tiết kiệm, giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình sớm hơn rất nhiều.
1. Nhà ở
Một trong những loại ngân sách quan trọng nhất là số tiền bạn chi tiêu cho nơi bạn sống. Tốt nhất, nhà ở không nên chiếm quá 35% thu nhập sau thuế của bạn.
Nếu bạn sống trong một khu vực có chi phí sinh hoạt cao, việc đạt được con số này có thể sẽ khó khăn hơn. Nếu bạn thực sự không thể cắt giảm chi phí nhà ở của mình xuống 35% hoặc ít hơn ngân sách tổng thể của mình, bạn phải xem xét để biết cách cắt giảm các danh mục khác trong ngân sách của bạn.
Hoặc, bạn thậm chí có thể cần xem xét lại hoàn cảnh sống của mình: Có thể đã đến lúc tìm một người bạn cùng phòng? Điều quan trọng là bạn có đủ chỗ trong ngân sách cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, bao gồm cả việc tiết kiệm cho tương lai.
2. Phương tiện đi lại
Bạn có thể yêu thích những chiếc xe hơi sang trọng, điều này không sao cả, miễn là chi phí vận chuyển chiếm không quá 15% thu nhập sau thuế của bạn.
Nếu bạn có một chiếc ô tô hay xe máy, bạn cũng phải tính đến việc bảo trì và bảo dưỡng, chi phí đậu xe, xăng xe – không chỉ là chi phí cho khoản vay mua ban đầu.
Và nếu bạn đi phương tiện giao thông công cộng, bạn sẽ phải tính đến số tiền mua vé xe buýt.
3. Chi phí sinh hoạt khác
Các chi phí sinh hoạt khác, chủ yếu là chi phí tùy ý, nên chiếm tới 25% thu nhập của bạn. Bao gồm các hoạt động giải trí như ăn uống tại nhà hàng, mua vé xem hòa nhạc, xem phim tại rạp, mua quần áo mới, xem các trận đấu thể thao và đưa gia đình đi nghỉ mát.
Cước điện thoại di động, hóa đơn cáp và các gói đăng ký hàng tháng khác của bạn cũng thuộc danh mục này, trừ khi bạn cần chúng cho công việc. Hãy cách cắt giảm các khoản chi tiêu linh tinh nếu chi tiêu của bạn nhiều hơn thu nhập.
4. Tiết kiệm
Hãy luôn tiết kiệm trước khi bạn bắt đầu tiêu đến tiền lương của mình. Với mỗi lần trả lương, hãy lập ngân sách để tiết kiệm 10% tiền lương của bạn. Bạn thậm chí có thể thiết lập một tài khoản riêng ít dùng đến hơn, để giảm bớt sự cám dỗ tiêu đến số tiền này; hãy cân nhắc gửi nó vào tài khoản thị trường tiền tệ hoặc tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao để bạn có thể kiếm được một ít lãi suất.
Tiền tiết kiệm của bạn chủ yếu dành cho quỹ khẩn cấp, quỹ hưu trí và các khoản đầu tư như một ngôi nhà mới hoặc giáo dục tương lai cho con cái.
5. Trả nợ
Việc trả nợ sẽ tiêu tốn tới 15% thu nhập của bạn. Điều này bao gồm thẻ tín dụng hoặc các khoản vay như vay sinh viên.
Khoản này không bao gồm thanh toán thế chấp hoặc thanh toán xe hơi của bạn bởi chúng đã được liệt kê trong danh mục “nhà ở” và “phương tiện đi lại”.
Thử 5 danh mục ngân sách thay vì những quy tắc quá phức tạp để giúp bạn tiết kiệm tốt nhất – Ảnh 5.
Một khi bạn trả hết nợ, toàn bộ số tiền dùng để trả nợ mỗi tháng sẽ là số tiền bạn tiết kiệm thêm được. Thú vị không? Ảnh minh họa
Ngân sách 80/20 và ngân sách 50/30/20 đều ủng hộ tỷ lệ tiết kiệm là 20%, nhưng theo các loại ngân sách này, “tiết kiệm” bao gồm cả việc trả nợ.
Trong ngân sách 5 loại mà bài viết đề cập này, khoản tiết kiệm và nợ của bạn được liệt kê thành hai loại riêng biệt. Với 10% cho cái này và 15% cho cái kia, bạn thực sự đang chi 25% (tổng cộng) cho sự kết hợp giữa tiết kiệm và trả bớt nợ.
Như vậy bạn sẽ nhanh chóng trả hết nợ và tiết kiệm được nhiều hơn so với 2 loại hình ngân sách 80/20 và 50/30/20. Hãy sử dụng ngân sách 5 danh mục này nếu bạn muốn tạo một ngân sách khả thi và hiệu quả hơn một chút, nhưng không quá chi tiết hoặc phức tạp.