Nếu ai bị đau mỏi cổ vai gáy rồi thì sẽ biết nó ghây khó chịu, ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người bị bệnh. Bệnh đau vai gáy có thể sảy ra ở rất nhiều lứa tuổi nhất là ở người già, người lao động hay văn phòng…Sau đây Kiều Thư sẽ chia sẻ đến các bạn 10 thói quen giúp giảm bệnh đau mỏi cổ vai gáy tại nhà nhé. Nhưng trước hết Để có kết luận chính xác nhất về tình trạng đau vai gáy, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp và hiệu quả cho người bệnh. Một số phương pháp được áp dụng phổ biến gồm:
- Chụp X-quang: Chụp X-quang được thực hiện nhằm kiểm tra tình trạng hẹp ống sống, viêm khớp, khối u, hiện tượng đĩa đệm bị trượt, gãy xương, mất ổn định cột sống…
- MRI: Chụp cộng hưởng từ là thủ thuật không xâm lấn được thực hiện để xác định các yếu tố chi tiết liên quan đến vấn đề thần kinh, gân và dây chằng.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT được sử dụng như một phương pháp thay thế cho MRI.
- Điện cơ đồ (EMG) và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (NCV): EMG và NCV cũng được sử dụng phổ biến trong việc chẩn đoán đau cổ vai gáy, đau cánh tay, hiện tượng tê và ngứa ran thường gặp.
10 thói quen giúp giảm bệnh đau mỏi cổ vai gáy tại nhà:
1. Tư thế ngủ
Tư thế ngủ không đúng cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đau vai gáy thường gặp. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên cân nhắc một số tư thế ngủ cho người đau mỏi cổ vai gáy sau:
- Nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ, tránh tư thế nằm sấp vì sẽ gây áp lực cho vùng cổ vai gáy.
- Lựa chọn gối kê có độ cao, độ mềm phù hợp, tốt nhất là có thể giữ đầu ngang với cổ.
- Chọn nệm có độ đàn hồi tốt để nâng đỡ cơ thể, tránh nằm nệm quá mềm vì sẽ khiến tình trạng đau vai gáy trở nên trầm trọng hơn.
2. Nghỉ ngơi thư giãn
Triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy thường mang tính chất cơ học, cơn đau tăng lên khi vận động cột sống cổ, ngồi lâu, di chuyển cổ sai cách hoặc đi lại nhiều. Do đó, để giảm đa nhức, người bệnh nên tạm dừng công việc, hoạt động thay vào đó dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
3. Chườm lạnh
Nếu triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy kèm dấu hiệu căng cơ, sưng mô mềm, đây có thể xuất phát từ nguyên nhân chấn thương hoặc viêm. Lúc này, chườm lạnh là một giải pháp hữu ích người bệnh có thể áp dụng với tần suất từ 2 – 3 lần/ngày, 15 – 20 phút/lần.
4. Chườm nóng
Chườm nóng có tác dụng nới lỏng các cơ bị căng và thúc đẩy tuần hoàn máu. Đây cũng là cách chữa đau mỏi cổ vai gáy tại nhà đơn giản nhưng cho thấy khả năng giảm đau hiệu quả.
5. Các bài tập giãn cơ vùng cổ
Một số bài tập có tác dụng nới lỏng các cơ bị căng ở vùng cổ, giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động linh hoạt để tránh chấn thương tái phát. Người bệnh có thể tham khảo những gợi ý hữu ích như sau:
- Bài tập 1: Đưa cằm về phía trước rồi từ từ kéo về phía cổ họng và hơi chếch xuống, sau đó giữ nguyên cằm song song với sàn nhà, thực hiện tối đa 10 lần mỗi giờ.
- Bài tập 2: Đứng thẳng với tư thế hơi uốn cong lưng trên, sau đó cuộn vai lên, đưa xuống từ từ theo vòng tròn, thực hiện lặp lại động tác 10 lần và đổi hướng, xoay vai về phía trước 10 lần.
6. Giải tỏa căng thẳng
Khi tâm lý căng thẳng được giải tỏa, tình trạng căng cơ ở cổ và vai cũng được cải thiện đáng kể. Do đó, người bệnh có thể tìm đến các bài tập yoga, thiền… để thư giãn.
7. Cải thiện môi trường làm việc
Công việc văn phòng liên tục ngồi một chỗ, thao tác với máy tính trong nhiều giờ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau mỏi vai gáy. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích để cải thiện tình trạng này:
- Điều chỉnh ghế ở tư thế thoải mái, hai chân đặt lên sàn và giữ đầu gối thấp hơn hông.
- Tay đặt ngang với bàn làm việc để giảm áp lực đè nén lên cột sống, gân, cơ, khớp vùng cổ vai gáy.
8. Uống đủ nước
Đây là thói quen tốt, giúp thúc đẩy lưu thông máu diễn ra thuận lợi đồng thời cấp nước cho đĩa đệm (phần nằm giữa các đốt sống cổ) trở nên chắc khỏe và dẻo dai. Vậy nên, mỗi ngày, người bệnh cần bổ sung đủ từ 2 – 2,5 lít nước để hỗ trợ cải thiện đau nhức hiệu quả.
9. 5 Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương diễn ra thuận lợi hơn. Dưới đây là các nhóm thực phẩm quan trọng người bệnh cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ điều trị đau vai gáy hiệu quả:
- Trái cây, rau củ quả giàu thành phần Vitamin C: Vitamin C thúc đẩy sản xuất Collagen để củng cố cấu trúc cơ, gân, xương giúp phục hồi mô tổn thương nhanh chóng. Thành phần này có nhiều trong các loại rau quả như: cam, quýt, bưởi, kiwi, xoài, đu đủ, bông cải xanh, ớt chuông…
- Trái cây, rau củ quả giàu thành phần Vitamin A: Vitamin A thúc đẩy sản xuất các tế bào bạch cầu trong máu để chống lại virus và tình trạng nhiễm trùng, từ đó tăng tốc độ hồi phục tổn thương. Nguồn cung cấp Vitamin A dồi dào bao gồm: hạt hướng dương, khoai lang, rau chân vịt, cà rốt…
- Thực phẩm giàu Canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng đối với quá trình truyền tín hiệu thần kinh và co cơ. Với người bệnh bị đau vai gáy, việc bổ sung đầy đủ Canxi là thực sự cần thiết để đẩy nhanh thời gian phục hồi. Một số thực phẩm giàu thành phần dinh dưỡng này bao gồm: bông cải xanh, đậu bắp, sữa, đậu phụ, rong biển…
- Thực phẩm giàu Vitamin D: Vitamin D giúp quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể diễn ra thuận lợi, đảm bảo đẩy nhanh thời gian phục hồi tổn thương và tăng cường sức mạnh cho dây chằng. Nguồn cung cấp Vitamin D dồi dào bao gồm: cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng, nấm, ngũ cốc, sữa đậu nành…
- Thực phẩm giàu Protein: Protein hỗ trợ tăng cường sức mạnh và khối lượng cơ, có nhiều trong các loại đậu (đậu nành, đậu Hà Lan…), cá, thịt gia cầm…
10. Điều trị bằng thuốc
Người bệnh có thể cân nhắc cách chữa đau mỏi cổ vai gáy tại nhà bằng thuốc giảm đau không kê đơn nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Mặc dù không cần toa nhưng những thuốc này vẫn có tác dụng phụ đi kèm. Vì vậy, trước khi dùng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế tối đa các vấn đề không mong muốn.
Kiều Thư
Đau mỏi vai gáy Những triệu chứng không nên xem thường
2 cách ăn tốt cho bệnh dạ dày tá tràng
10 loại thực phẩm ăn vào để giảm táo bón